15h00
Về cuối phiên giao dịch, bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu dầu khí cũng đồng loạt tăng mạnh, trong đó, PVD được kéo lên mức giá trần bên cạnh đó, PVS tăng 5,2% lên 20.100 đồng/cp, GAS tăng 2,5% lên 92.700 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,28 điểm (1,16%) lên 1.156,49 điểm. Toàn sàn có 302 mã tăng, 142 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,55 điểm (2,15%) lên 216,23 điểm. Toàn sàn có 132 mã tăng, 70 mã giảm và 54 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,56 điểm (0,75%) lên 75,38 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 986 triệu cổ phiếu, trị giá 20.578 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh tiếp tục lập kỷ lục với 18.291 tỷ đồng.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,12 điểm (0,54%) lên 1.149,33 điểm. Toàn sàn có 227 mã tăng, 208 mã giảm và 54 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,81 điểm (1,33%) lên 214,49 điểm. Toàn sàn có 89 mã tăng, 81 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,17%) xuống 74,69 điểm.
Thanh khoản duy trì ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 611 triệu cổ phiếu, trị giá 12.640 tỷ đồng, trong đó, tính riêng giao dịch khớp lệnh lên đến 11.800 tỷ đồng. Khối ngoại sàn HoSE bán ròng trở lại 173 tỷ đồng trong phiên sáng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h35
Áp lực bán trên thị trường vẫn rất lớn, các cổ phiếu như
VCS,
VIB,
GVR,
VCG,
BCM, VHM...đều giảm giá sâu. Trong đó,
VCS giảm 1,7% xuống 85.500 đồng/cp,
VIB giảm 1,3% xuống 34.900 đồng/cp,
GVR giảm 1,2% xuống 28.400 đồng/cp...
Dù vậy, VN-Index vẫn tăng tốt do tình trạng kéo trụ tiếp tục diễn ra. VCB tăng 2,7% lên 107.800 đồng/cp,
MSN tăng 1,8% lên 89.900 đồng/cp,
VRE tăng 1,4% lên 33.650 đồng/cp.
VN-Index tăng 6,71 điểm (0,59%) lên 1.149,92 điểm. HNX-Index giảm 0,11 điểm (-0,05%) xuống 211,57 điểm. UPCoM-Index tăng 0,05% (0,07%) lên 74,87 điểm.
9h30
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 7/1 vẫn với diễn biến tích cực, trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là động lực chính giúp các chỉ số tăng điểm. Hiện tại, các mã như
CTG,
HDB,
TCB,
BID,
TPB,
MBB... vẫn đồng loạt tăng, trong đó,
CTG tăng 4,1% lên 39.400 đồng/cp và khớp lệnh 3 triệu cổ phiếu,
HDB tăng 2,3% lên 26.250 đồng/cp và khớp lệnh 1,6 triệu cổ phiếu,
TCB tăng 1,8% lên 33.800 đồng/cp và khớp lệnh 2,4 triệu cổ phiếu.
VN-Index tăng 6,56 điểm (0,57%) lên 1.149,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 86 triệu cổ phiếu, trị giá 1.773 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,42 điểm (0,2%) lên 212,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,3 triệu cổ phiếu, trị giá 246 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (0,2%) lên 74,97 điểm.
Các chỉ số tiếp tục tăng tốt trong phiên 6/1 với sự bùng nổ ở nhiều cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, áp lực chốt lời vẫn là khá lớn nên các chỉ số không thể kết thúc phiên ở mức cao nhất. Dù tình trạng nghẽn lệnh trên HoSE vẫn diễn ra vào cuối phiên nhưng thanh khoản tiếp tục lập kỷ lục về giá trị khớp lệnh. Khối ngoại biến động vẫn theo chiều hướng tích cực khi mua ròng là 214 tỷ đồng.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (
SHS) cho rằng, với việc các nhịp rung lắc xảy ra ngày càng thường xuyên hơn thì một đợt điều chỉnh có thể đang đến gần để giảm sức nóng của thị trường.
Theo Chứng khoán MB (
MBS), nhìn chung, thị trường đang rất thuận lợi để đi lên các ngưỡng cao hơn khi đang bỏ qua tác động từ bên ngoài, bên cạnh đó khối ngoại tiếp tục chuỗi mua ròng kể từ đầu năm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 6/1, Dow Jones, S&P 500 tăng còn Nasdaq giảm. Dow Jones tăng 437,8 điểm, tương đương 1,44%, lên 30.829,4 điểm, vượt đỉnh lịch sử 30.606,48 điểm ngày 31/12/2020. S&P 500 tăng 21,28 điểm, tương đương 0,57%, lên 3.748,14 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 6/1 sau khi căng thẳng công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,02%. Thị trường Trung Quốc đi lên từ đầu phiên với Shanghai Composite tăng 0,63% còn Shenzhen Component tăng 0,264%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,15%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,38% còn Topix tăng 0,28%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,75%. ASX 200 của Australia giảm 1,12%.
Giá Bitcoin hôm 6/1 có lúc tăng 6% lên 35.842 USD, vượt đỉnh 34.792 USD thiết lập hôm 3/1. Ngày 4/1, giá Bitcoin giảm tới 17%, sâu nhất kể từ tháng 3/2020.
Giá dầu Brent tương lai tăng 70 cent, tương đương 1,3%, lên 54,3 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 54,73 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 26/2/2020. Giá dầu WTI tương lai tăng 70 cent, tương đương 1,4%, lên 50,63 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 50,94 USD/thùng, cao nhất kể từ cuối tháng 2.