• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 4:04:37 CH - Mở cửa
Dự kiến 2 phương án cấp điện năm 2022
Nguồn tin: Tạp chí Công Thương | 28/11/2021 9:05:00 SA
Lũy kế 10 tháng vừa qua, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 213 tỷ kWh, tăng trưởng 3,3% so với năm 2020, song vẫn thấp hơn 5,7 tỷ kWh so với kế hoạch năm. EVN đã tính toán xây dựng 2 kịch bản cung cấp điện, trong đó, dự kiến nguồn điện tăng 8,2-12,4% vào năm sau.
 
Thông tin tại diễn đàn “Năng lượng cho phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19” vừa diễn ra, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết 7 tháng đầu năm, tăng trưởng điện ở mức cao và chỉ giảm từ khi dịch Covid-19 đợt 4 bùng phát. Luỹ kế 10 tháng vừa qua, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 213 tỷ kWh, tăng trưởng 3,3% so với năm 2020, song vẫn thấp hơn 5,7 tỷ kWh so với kế hoạch năm (218,7 tỷ kWh).
 
Tuy nhiên, nhu cầu phụ tải đã có sự thay đổi, khu vực miền Bắc vẫn tăng trưởng rất cao, kể cả trong tháng 8/2021, khi xuất hiện các đợt nắng nóng, công suất cực đại miền Bắc đạt 21.782 MW, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu điện tại miền Nam tăng trưởng thấp, thậm chí đã bị âm trong thời gian giãn cách xã hội. Cụ thể, Tổng công ty điện lực miền Bắc vẫn giữ được mức tăng trưởng cao hơn 9,53% so với cùng kỳ, trong khi đó một số đơn vị như Tổng công ty Điện lực Hà Nội, miền Nam chỉ tăng ở mức khá thấp. Cá biệt, Tổng công ty Điện lực TP HCM điện thương phẩm thấp hơn gần 6% so với năm 2020.
 
Về cơ cấu nguồn, tính đến hết tháng 10, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam gồm: 32% nhiệt điện than, 27% NLTT, 29% thủy điện, 9% nhiệt điện khí, 2% nhiệt điện dầu, 1% nhập khẩu.
 
Căn cứ theo dự báo phát triển kinh tế xã hội năm 2022 theo Nghị quyết của Quốc hội, EVN đã tính toán xây dựng 2 kịch bản cung cấp điện. Theo đó, kịch bản cơ sở, tăng trưởng điện 8,2% tương đương sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỷ kWh; kịch bản cao tăng trưởng 12,4%, tương đương sản lượng điện đạt 286,1 tỷ kWh.
 
Về cơ bản năm 2022, hệ thống điện quốc gia có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện. Tuy nhiên vẫn còn một số thách thức như mức nước về các hồ thuỷ điện ở miền Bắc bị thiếu hụt. Cụ thể, tính đến tháng 10/2021, khu vực các hồ Lai Châu, hồ Sơn La và Hòa Bình, thiếu hụt khoảng 41% so với trung bình nhiều năm, tần suất 84%-98%.
 
Ước tính đến 31/12/2021, tổng lượng nước tính trong hồ trên hồ thủy điện là 14.3 tỷ kWh, hụt 738 triệu kWh. Mực nước các hồ như Hòa Bình có thể hụt 4,5m, Thác Bà hụt 2,87m, Nậm Chiến 1 hụt 23,8m, Bắc Hà hụt 13,1m, Cửa Đạt hụt 6,7m…
 
Thực tế, tổng sản lượng thủy điện lũy kế 10 tháng vừa qua theo nước về đạt 62,5 tỷ kWh, thấp hơn 1,7 tỷ kWh so với kế hoạch năm.
 
Theo ông Võ Quang Lâm, trên cơ sở các phương án đưa ra, EVN cũng sẽ triển khai các giải phắp nhằm đảm bảo cung ứng điện như tích nước các hồ thủy điện lên mực nước cao nhất có thể vào cuối năm 2021, nhất là các hồ khu vực miền Bắc để đảm bảo cấp điện mùa khô năm 2022. Bên cạnh đó, sẽ phải huy động tối ưu các nguồn miền Bắc, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra Bắc.
 
EVN cũng đã xây dựng các giải pháp như dịch chuyển giờ cao điểm các nguồn thủy điện nhỏ; Nghiên cứu đầu tư các hệ thống lưu trữ nhằm bổ sung nguồn phủ đỉnh; Tăng cường nhập khẩu điện từ Lào và huy động các doanh nghiệp có máy phát diesel hỗ trợ tại miền Bắc.
 
Trong công tác vận hành, EVN sẽ tăng cường kiểm tra, củng cố, khắc phục các khiếm khuyết các nhà máy điện để nâng cao độ tin cậy, khả dụng các tổ máy; Đảm bảo đủ nhiên liệu cho phát điện; Bố trí lịch sửa chữa các tổ máy hợp lý, trong đó không thực hiện sửa chữa các NMĐ khu vực phía Bắc trong các tháng 5, 6, 7 năm 2022 để tăng cường thêm công suất khả dụng nguồn điện khu vực miền Bắc.
 
Bên cạnh đó, EVN tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các đường dây truyền tải, nâng cao năng lực truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc; Hoàn thành các dự án lưới điện phục vụ giải toả công suất các nhà máy thuỷ điện nhỏ miền Bắc và các nguồn NLTT khu vực miền Trung, Tây Nguyên.