• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:05:10 CH - Mở cửa
Chứng khoán 8/12: Tiền lớn vẫn muốn sàng lọc nốt, VN-Index chỉ tăng hơn 6 điểm
Nguồn tin: BizLIVE | 08/12/2021 3:30:00 CH
Nhiều cổ phiếu lớn cùng gây áp lực
 
 
Sự thử thách đến còn mạnh hơn trong phiên chiều. Lần này, VN30 cố tình được lên mức cao nhất phiên ngay sau khi thị trường bước vào phiên chiều. Từ đây, các cổ phiếu lớn đặc biệt là VIC mới tạo ra nhịp "thả trôi" xuống dưới tham chiếu. Các mã như HPG (-0,8%), VNM (-0,6%), MSN (-0,5%) cũng đều tham gia gây áp lực.
Chỉ số VN-Index từ 1.459 điểm bị đè xuống vùng thấp nhất cuối phiên sáng nay ở 1.448 điểm. Và đương nhiên, chuyển động của chỉ số đã làm lộ ra những mã đang bị còn đuối sức do tồn dư áp lực giải chấp lẫn việc thoái lui của nhà đầu tư muốn giảm tỷ trọng danh mục.
Những cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhất là ROS (-5,06%), GEX (-3,52%), FCN (-2,4%), CII (-1,15%), CKG (-2,06%), NKG (-2,57%), VIX (-4,5%).
Số lượng mã giảm có gia tăng hơn nhưng nhìn chung nhà đầu tư vẫn chưa hoảng loạn bán ra hàng loạt. Các mã KBC (+4,13%), ITA (+5,24%), TPB (+6,9%), HNG (+4,56%), CTD (+5,8%) vẫn giữ được thành quả tăng giá tới hết phiên.
Qua đó, VN-Index chấp nhận chỉ có mức tăng trung bình so với các thị trường châu Á khác. Chỉ số tăng 0,42% lên 1.452,87 điểm trong khi CSI 300 (+1,5%), NIKKEI 225 (+1,42%), BSE (+1,63%) mới là những chỉ số tăng mạnh nhất.
Giá trị giao dịch gần như xấp xỉ phiên hôm qua, đạt 21.611 tỷ đồng.
Còn HNX-Index tăng 0,75% lên 449,75 điểm, UPCoM-Index tăng 0,4% lên 111,29 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này đạt khoảng 5.000 tỷ đồng.
*****
 Việc lôi kéo được dòng tiền trở lại vẫn là yêu cầu bắt buộc với thị trường lúc này. Tuy nhiên, tiền vẫn còn rón rén khi các cổ phiếu lớn còn đang thăm dò lực cung.

 
VN-Index sáng 8/12
 
Phe bán không tiêu cực
 
Cuối phiên sáng nay, VN-Index tăng 0,72% lên 1.457,15 điểm, mức tăng trung bình so với các chỉ số khu vực. Chỉ số tăng tốt nhất phiên hôm qua là NIKKEI 225 vẫn tăng tiếp tới 1,5% trong khi CSI 300 tăng 1,11% còn BSE đã tăng 1,34%.
Vai trò của các cổ phiếu lớn chưa rõ ràng là nguyên nhân chính khiến cho đà tăng bị chững lại. Rổ VN30 có tới 20 mã tăng nhưng các mã VIC (-1,2%), VNM (-0,7%), MSN (-0,2%) lại đã nằm ở chiều giảm trong khi VHM liên tục giằng co ở tham chiếu.
Do vậy, VN-Index thay vì hồi phục mạnh hơn vẫn đi theo trạng thái zig-zag. Các nhịp nhúng xuất hiện trong phiên sáng nay để thử thách tâm lý của cả thị trường.
Rất may, phe bán ra không còn thể hiện sự tiêu cực nên phần lớn các cổ phiếu đã không ghi nhận các mã giảm sâu. Điều này cho thấy, áp lực giải chấp có thể đã không còn nhiều.
Các mã có tính thị trường cao như KBC (+5,5%), ITA (+5,6%), HAG (+6,93%), HNG (+5,13%), FLC (+3,4%) vẫn có thể vững vàng sau các nhịp thử thách này là điểm cộng cho tâm lý giao dịch. Giá trị giao dịch của phiên sáng đã tăng 7,4% so với phiên sáng hôm qua, đạt 13.075 tỷ đồng.
Còn chỉ số HNX-Index cũng thể hiện đúng trạng thái tâm lý của số đông nhà đầu tư trong nước, tăng 0,72% lên 449,64 điểm. Giá trị giao dịch đạt 1.981 tỷ đồng.
 
*****
VN-Index có lại sự ủng hộ của chứng khoán thế giới trong 2 phiên liên tiếp. Chỉ số cũng đã lấy lại điểm số thất thoát của phiên đầu tuần nhưng chưa hoàn toàn trở lại xu hướng tăng ngắn hạn. Sẽ cần phải đợi thêm nỗ lực từ các cổ phiếu lớn.

 
Ảnh minh họa.
 
Chứng khoán Mỹ đã có 2 phiên bật tăng mạnh từ các ngưỡng hỗ trợ để lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn. Dow Jones và S&P 500 đều đã vọt qua MA20 trong đêm hôm qua. 
So với chứng khoán Mỹ, thị trường Việt Nam vẫn đi sau khi còn cách đường MA20 khoảng 15 điểm. Chỉ số đã hồi phục gần như là mạnh nhất châu Á ở phiên hôm qua và vẫn cần duy trì được nỗ lực để giúp nhà đầu tư tự tin hơn trong giao dịch.
Độ rộng của thị trường so với phiên hôm qua có phần sụt giảm khi các mã tăng hiện chỉ đang có hơn 200 mã còn số mã giảm cũng đang gần như xấp xỉ. 
Trong khi đó, theo thống kê, chỉ có khoảng 28% mã đang duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn sau phiên hôm qua. Dòng tiền vào thị trường rõ ràng vẫn còn rất dè dặt dù bối cảnh đã dễ chịu hơn.
Các mã đang có nỗ lực nhất trên sàn đang là KBC (+5,9%), ITA (+6,3%), HNG (+5,25%), DGC (+3,35%), HDC (+4,65%), FLC (+3,74%), HDG (+4,2%). 
Ở rổ VN30, TPB (+4,4%), POW (+4,4%), GAS (+2,5%), PNJ (+2,5%), GVR (+2,3%) cũng có đóng góp khá tốt nhưng vẫn cần các cổ phiếu vốn hóa hàng đầu tham gia. VCB (+0,1%), VHM (-0,1%), VNM (-0,3%), VIC (-0,7%) đang có phần lừng khừng và thậm chí có chiều hướng bị gây khó với sắc đỏ xuất hiện ở 3/4 mã.
Với trạng thái này, thanh khoản đang nhích dần lên, giá trị giao dịch tính đến 10h30 cao hơn cùng thời điểm sáng hôm qua khoảng 300 tỷ đồng. VN-Index đang tạm thời tăng gần 7 điểm lên 1.453 điểm.
Trong khi đó, HNX-Index khả quan hơn nhờ đóng góp của IDC (+7,25%) và PVS (+1,54%). Chỉ số tăng lên 450,15 điểm (+0,85%).