15h00
Diễn biến trong phiên chiều không có quá nhiều sự nổi bật. Các chỉ số vẫn biến động giằng co với sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột, cùng với đó, thanh khoản giảm giá mạnh so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên 3 sàn đạt 653 triệu cổ phiếu, trị giá 14.450 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.928 tỷ đồng.
Kết thúc phiên, VN-Index tăng 0,9 điểm (0,08%) lên 1.112,19 điểm. Toàn sàn có 209 mã tăng, 220 mã giảm và 61 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,06 điểm (0,03%) lên 223,68 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 89 mã giảm và 49 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (1,04%) lên 74,06 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực bán dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá, trong đó, BCM giảm 3,4%, HDB giảm 2,1%, VIC giảm 1,7%, STB giảm 1,7%, VRE giảm 1,5%, SHB giảm 1,3%...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,92 điểm (0,44%) xuống 1.106,37 điểm. Toàn sàn có 148 mã tăng, 266 mã giảm và 61 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,15 điểm (0,07%) xuống 223,47 điểm. Toàn sàn có 77 mã tăng, 87 mã giảm và 43 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,18%) lên 73,43 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 438 triệu cổ phiếu, trị giá 9.500 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.070 tỷ đồng. Khối ngoại chỉ mua ròng nhẹ khoảng 80 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h55
Nhóm cổ phiếu dầu khí là tâm điểm của thị trường lúc này, trong đó, BSR tăng 5,8% lên 10.900 đồng/cp, OIL tăng 5,8% lên 10.900 đồng/cp, PVD tăng 5,3% lên 19.700 đồng/cp, PVB tăng 4,8% lên 17.300 đồng/cp, PVS tăng 3,9% lên 18.700 đồng/cp.
Trong khi đó, sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột vẫn diễn ra mạnh và điều này tiếp tục khiến các chỉ số biến động không quá mạnh, trong đó, VN-Index diễn biến giằng co khó chịu quanh mốc tham chiếu.
VN-Index hiện tăng 4,18 điểm (0,38%) lên 1.115,47 điểm. HNX-Index tăng 1,35 điểm (0,6%) lên 224,97 điểm. UPCoM-Index tăng 0,28 điểm (0,38%) lên 73,58 điểm.
9h39
Bước vào phiên giao dịch ngày 4/2, các chỉ số vấp phải áp lực rung lắc điều chỉnh do nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn lùi xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, BCM giảm đến 5,3% xuống 53.500 đồng/cp, TPB giảm 2,2% xuống 26.200 đồng/cp, VIC giảm 2% xuống 105.300 đồng/cp, VNM giảm 2% xuống 107.500 đồng/cp, PNJ giảm 1,2% xuống 81.900 đồng/cp.
Dù vậy, sự phân hóa đang diễn ra mạnh và khiến các chỉ số biến động hẹp quanh mốc tham chiếu. Các mã như PVD, PVS, FPT, VPB, GVR, SSI, BVH... vẫn tăng giá tốt và góp phần nâng đỡ các chỉ số.
VN-Index hiện giảm 3,94 điểm (-0,35%) xuống 1.107,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 102 triệu cổ phiếu, trị giá 2.400 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,61 điểm (0,27%) lên 224,23 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,2 triệu cổ phiếu, trị giá 398 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,52 điểm (0,71%) lên 73,82 điểm.
Phiên giao dịch ngày 3/2 vẫn đi theo kịch bản tích cực, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn tăng điểm mạnh và giúp các chỉ số bứt phá. VN-Index đã có 2 phiên tăng điểm và đều trên 3%. Khối ngoại mua ròng đột biến 1.170 tỷ đồng trên toàn thị trường và riêng sàn HoSE là 1.167 tỷ đồng (gấp 11 lần phiên trước) tuy nhiên, nếu xét về chỉ giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn ngoại trên HoSE đã bán ròng trở lại 103 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán BIDV (BSC), với dòng tiền đầu nội và ngoại dồi dào và ổn định, VN-Index nhiều có thể kiểm tra lại ngưỡng 1.150 điểm trong các phiên giao dịch tới.
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực trong ngắn hạn. Nếu VN-Index đóng cửa cao hơn vùng 1.115-1.118 điểm trong những phiên còn lại của tuần, chỉ số sẽ hướng đến vùng kháng cự mạnh 1.180-1.200 điểm trong thời gian tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 3/2, Dow Jones, S&P 500 tăng, Nasdaq giảm. Dow Jones tăng 36,12 điểm, tương đương 0,12%, lên 30.723,6 điểm. S&P 500 tăng 3,86 điểm, tương đương 0,1%, lên 3.830,17 điểm. Nasdaq giảm 2,23 điểm, tương đương 0,02%, xuống 13.610,54 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 3/2. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,67%. Thị trường Trung Quốc đi xuống từ đầu phiên với Shanghai Composite giảm 0,46%, Shenzhen Component giảm 0,668%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,2%. PMI trên 50 điểm phản ánh sự tăng trưởng và ngược lại. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 1% còn Topix tăng 1,3%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,06%. ASX 200 của Australia tăng 0,92%.
Chốt phiên 3/2, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 1 USD, tương đương 1,7%, lên 58,46 USD/thùng, cao nhất kể từ 21/2/2020. Giá dầu WTI tương lai tăng 93 cent, tương đương 1,7%, lên 55,69 USD/thùng, cao nhất kể từ 22/1/2020.