15h00
Về cuối phiên, tình trạng nghẽn lệnh tiếp tục diễn ra trên HoSE, tuy nhiên, một số cổ phiếu lớn vẫn nhận được lực mua tốt trong phiên ATC đã giúp VN-Index chính thức vượt mốc 1.200 điểm, đây là lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa ở trên mốc 1.200 điểm kể từ 9/4/2018.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 14,85 điểm (1,25%) lên 1.200,94 điểm. Toàn sàn có 250 mã tăng, 178 mã giảm và 85 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,93 điểm (0,34%) lên 277,48 điểm. Toàn sàn có 108 mã tăng, 99 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,19 điểm (-0,23%) xuống 81,52 điểm.
Nguồn: VNDirect.
13h36
Trong lúc thị trường đang khá hưng phấn với sự bùng nổ ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, lực bán ở một số cổ phiếu trong nhóm VN30 vẫn ngờ dâng cao như VCB, MWG, VRE... và điều này khiến đà tăng của VN-Index bị thu hẹp lại đáng kể. Diễn biến này được cho là do ảnh hưởng từ việc đáo hạn hợp đồng tương lai phái sinh tháng 3. Trước đây thị trường sẽ biến động mạnh ở phiên ATC trong ngày đáo hạn phái sinh, tuy nhiên, do tình trạng nghẽn lệnh trên HoSE diễn ra liên tục thời gian qua nên có thể các giao dịch chịu ảnh hưởng từ đợt đáo hạn được đẩy lên sớm hơn. Tuy nhiên, lực cầu vẫn tỏ ra rất "khỏe" và giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại được mức tăng mạnh.
Hiện tại, VN-Index tăng 9,06 điểm (0,76%) lên 1.195,15 điểm. HNX-Index giảm 1,28 điểm (-0,46%) xuống 275,27 điểm. UCPoM-Index giảm 0,21 điểm (-0,26%) xuống 81,5 điểm.
11h30
PAN được kéo lên mức giá trần 29.900 đồng/cp và khớp lệnh 3 triệu cổ phiếu.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 9,41 điểm (0,79%) lên 1.195,5 điểm. Toàn sàn có 230 mã tăng, 201 mã giảm và 71 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,11 điểm (-0,4%) xuống 275,44 điểm. Toàn sàn có 72 mã tăng, 108 mã giảm và 68 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,17%) xuống 81,57 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức rất cao và cao hơn so với cùng thời điểm phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 612 triệu cổ phiếu, trị giá 13.802 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm gần 1.000 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 240 tỷ đồng trên HoSE và tập trung vào các cổ phiếu như CTG, MSB hay VNM.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h20
Nhóm cổ phiếu dầu khí gồm PVD, PVS, GAS... vẫn chìm trong sắc đỏ và gây áp lực đáng kể đến VN-Index và HNX-Index. Trong đó, PVD giảm 0,8%, PVS giảm 1,6%, GAS giảm 0,9%.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn như VIB, VCG, VCS, KDC, FPT hay THD cũng đang chìm trong sắc đỏ.
VN-Index tăng 8,07 điểm (0,68%) lên 1.194,16 điểm. HNX-Index giảm 1,2 điểm (-0,43%) xuống 275,35 điểm. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,27%) xuống 81,49 điểm.
9h35
Các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 18/3 với lực đẩy vẫn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong đó, CTG tăng 3,7% lên 41.000 đồng/cp. Chia sẻ tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết lãi trước thuế quý I ước đạt 7.000-8.000 tỷ đồng (chưa gồm phí upfront từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife), cao hơn 135-170% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, SHB tăng 1,6% lên 19.200 đồng/cp, ACB tăng 1,5% lên 34.000 đồng/cp, BID tăng 1,2% lên 43.800 đồng/cp, TCB tăng 1,9% lên 41.050 đồng/cp.
Một số cổ phiếu lớn khác như HVN, SSI, VIC, BVH... cũng đồng loạt tăng giá và giúp VN-Index tăng điểm mạnh.
Chiều ngược lại, các cổ phiếu dầu khí gồm GAS, PVD, PVS, PLX... đồng loạt giảm bất chấp thị trường chung diễn biến tích cực do giá dầu thế giới đi xuống.
VN-Index tăng 8,98 điểm (0,76%) lên 1.195,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 135,8 triệu cổ phiếu, trị giá 3.200 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,28 điểm (0,1%) lên 276,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 53,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.028 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,04%) xuống 81,68 điểm.
Các chỉ số tăng điểm tốt trong phiên 17/3 nhờ lực đẩy ở nhóm cổ phiếu ngân hàng gồm CTG, SHB, VIB...Dòng tiền nội đang đóng vai trò nâng đỡ thị trường trước áp lực bán rất mạnh của khối ngoại. Khối ngoại bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE trong phiên 17/3.
Kỳ vọng xu hướng tăng ngắn hạn đang lớn dần, vì vậy Chứng khoán (MBS) cho rằng đà tăng của thị trường tiếp tục để hướng đến mục tiêu 1.200 điểm.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng VN-Index có thể tiếp tục vận động giằng co khi mọi yếu tố ảnh hưởng hiện vẫn chưa rõ xu hướng.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 17/3, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 189,42 điểm, tương đương 0,58%, lên 33.015,37 điểm, vượt đỉnh lịch sử 32.953,46 điểm thiết lập hôm 15/3. Đây là lần đầu tiên chỉ số này đóng cửa trên 33.000 điểm. S&P 500 tăng 11,41 điểm, tương đương 0,29%, lên 3.974,12 điểm, vượt đỉnh lịch sử 3.968,94 điểm thiết lập hôm 15/3.Nasdaq tăng 53,63 điểm, tương đương 0,4%, lên 13.525,2 điểm, còn thấp hơn khoảng 4% so với đỉnh lịch sử ngày 12/2.
6 trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 chốt phiên trong sắc xanh với công nghiệp và tiêu dùng tăng mạnh nhất, đều hơn 1%.
Trong thông báo sau hai ngày họp chính sách, Fed dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và lạm phát tăng nhanh nhờ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Covid-19 suy giảm, nhắc lại cam kết giữ lãi suất cận 0 trong những năm tới.
Các thị trường châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 17/3. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,36%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,02% còn Topix tăng 0,13%. Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite giảm 0,03% còn Shenzhen Component tăng 1,22%. Hang Seng đảo chiều, chỉ còn tăng 0,02%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,64%. ASX 200 của Australia giảm 0,47%.
Các nhà sản xuất container gần như không có thêm đơn hàng mới trong đầu năm 2020. Lực cầu container sau đó bật tăng, đến mức họ không thể theo kịp.
Giá dầu Brent tương lai giảm 39 cent, tương đương 0,6%, xuống 68 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 20 cent, tương đương 0,3%, xuống 63,68 USD/thùng. Trong phiên, giá cả hai loại dầu có lúc mất hơn 1 USD.