15h00
Tình trạng nghẽn lệnh tiếp tục diễn ra nên HoSE nên diễn biến trong phiên chiều không có quá nhiều điểm đáng chú ý. Thay vào đó, HNX-Index có biến động mạnh khi bứt phá nhờ vào lực đẩy của
THD khi cổ phiếu này tăng 6,3% lên 203.000 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,34 điểm (0,03%) lên 1.186,95 điểm. Toàn sàn có 270 mã tăng, 168 mã giảm và 64 mã đứng giá. HNX-Index tăng 6,16 điểm (2,48%) lên 254,1 điểm. Toàn sàn có 137 mã tăng, 66 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (0,83%) lên 78,1 điểm.
Thanh khoản duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 819 triệu cổ phiếu, trị giá 18.105 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.769 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 470 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Áp lực bán trên thị trường vẫn khá lớn và điều này tiếp tục đẩy nhiều cổ phiếu trụ cột giảm giá. Trong đó, các mã như
VIC,
HVN, VHM,
SAB, VIB, GVR... đều giảm trên 1,2% và khiến VN-Index tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ.
VN-Index giảm 4,5 điểm (-0,38%) xuống 1.182,11 điểm. Toàn sàn có 203 mã tăng, 224 mã giảm và 64 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,64 điểm (1,47%) lên 251,58 điểm. Toàn sàn có 100 mã tăng, 76 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (0,77%) lên 78,06 điểm.
Thanh khoản duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 535 triệu cổ phiếu, trị giá 12.336 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 726 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn bán ròng lên đến hơn 300 tỷ đồng ở sàn HoSE và vẫn tập trung vào các cổ phiếu trụ cột như
CTG,
VNM,
VIC, VCB...
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h30
Sắc xanh đã chiêm sưu thế hơn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này đang giúp VN-Index hồi phục trở lại và nhích lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, BCM tăng 2,6%, ACB tăng 1,1%,
TPB tăng 2,5%,
VPB tăng 2,2%...
VN-Index hiện tăng 2 điểm (0,17%) lên 1.188,61 điểm. HNX-Index tăng 4,06 điểm (1,64%) lên 252 điểm. UPCoM-Index tăng 0,77 điểm (0,99%) lên 78,23 điểm.
10h09
Các cổ phiếu ngành phân bón đồng loạt tăng giá mạnh, trong đó,
DDV tiếp tục được kéo lên mức giá trần 14.000 đồng/cp,
LAS tăng 7,8% lên 9.700 đồng/cp,
DCM tăng 6,4% lên 15.900 đồng/cp,
DGC tăng 5,4% lên 68.000 đồng/cp. Đà tăng của nhóm cổ phiếu trên được cho là đến từ việc nhiều loại phân bón tăng sốc thời gian qua, cùng với đó, là việc giá dầu thế giới cũng có xu hướng giảm trở lại.
VN-Index vẫn giảm 0,3 điểm (-0,03%) xuống 1.186,31 điểm. HNX-Index tăng 3,66 điểm (1,48%) lên 251,61 điểm. UPCoM-Index tăng 0,63 điểm (0,81%) lên 78,09 điểm.
9h40
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 3/3 với sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các chỉ số chịu sự rung lắc mạnh trong đó, VN-Index có thời điểm lùi khá sâu xuống dưới mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, dòng tiền vẫn quá khỏe và điều này giúp nhiều cổ phiếu lớn hồi phục, VN-Index vì vậy cũng thu hẹp lại đà giảm.
THD sau 2 phiên "nghỉ" thì hiện tăng mạnh trở lại 3,7% lên 198.000 đồng/cp và là nhân tố chủ chốt giúp kéo HNX-Index lên trên mốc tham chiếu.
Hiện tại, VN-Index giảm 2,88 điểm (-0,24%) xuống 1.183,73 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 130 triệu cổ phiếu, trị giá 3.500 tỷ đồng. HNX-Index tăng 3,36 điểm (1,36%) lên 251,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 27,2 triệu cổ phiếu, trị giá 448 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,59 điểm (0,76%) lên 78,05 điểm.
Thị trường rung lắc trong phiên 2/3 khi áp lực chốt lời mạnh xuất hiện khi VN-Index hướng đến gần mốc 1.200 điểm. Khối ngoại giao dịch vẫn tiêu cực khi đẩy mạnh bán ròng 824 tỷ đồng và tập trung các cổ phiếu bluechip như
VNM,
HPG,
VIC,
CTG...
Theo Chứng khoán BIDV (
BSC), VN-Index vẫn có tiềm năng trở lại sát ngưỡng 1.200 nhưng sẽ gặp áp lực bán tại khu vực này và duy trì trạng thái giằng co trong một vài phiên tới.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng trong phiên kế tiếp và tiếp tục kiểm định ngưỡng kháng cự 1.200 điểm của VN-Index.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 2/3, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều giảm. Dow Jones giảm 143,99 điểm, tương đương 0,46%, xuống 31.391,52 điểm. S&P 500 giảm 31,53 điểm, tương đương 0,81%, xuống 3.870,29 điểm. Nasdaq giảm 230,04 điểm, tương đương 1,69%, xuống 13.358,79 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,24%. Thị trường Trung Quốc giảm với Shanghai Composite mất 1,21% còn Shenzhen Component giảm 0,715%. Hang Seng của Hong Kong mất 1,21%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,86% còn Topix giảm 0,4%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đi ngược xu hướng chung, tăng 1,03% sau khi nghỉ lễ hôm 1/3. ASX 200 của Australia giảm 0,4%.
Chốt phiên 2/3, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 99 cent, tương đương 1,6%, xuống 62,7 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 12/2, giảm khoảng 7% kể từ đỉnh 13 tháng chạm tuần trước. Giá dầu WTI tương lai giảm 89 cent, tương đương 1,5%, xuống 59,75 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 19/2, giảm khoảng 6% kể từ phiên 25/2 – khi đóng cửa cao nhất kể từ tháng 5/2019.