• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:41:12 CH - Mở cửa
PMI tháng 5: Chi phí sản xuất tăng nhiều nhất kể từ 3/2018
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/06/2021 11:17:23 SA
PMI tháng 5 thấp hơn 1,6 điểm so với tháng 4, về mức 53,1 điểm.
Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng chậm lại so với tháng 4.
PMI tháng 5 còn ghi nhận tình trạng chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh khiến giá cả hàng hóa được bán ra ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.
 
IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Việt Nam thấp hơn 1,6 điểm so với tháng trước, kết thúc chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp, về mức 53,1 điểm, do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4. Theo đó, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng chậm lại so với tháng 4, đặc biệt, chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh khiến giá cả hàng hóa được bán ra ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.
 
Cụ thể, tốc độ tăng sản lượng chậm lại, ở mức thấp nhất của ba tháng gần đây. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với số lượng đơn đặt hàng mới, ghi nhận mức tăng chậm nhất kể từ tháng 2. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài lại tăng mạnh nhờ sức cầu tại một số thị trường có dấu hiệu phục hồi sau dịch Covid-19.
 
Số lượng ca nhiễm ghi nhận trong ngày cao cũng ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân công trong lĩnh vực sản xuất. Tình trạng thiếu hụt nhân công góp phần làm lượng công việc tồn đọng gần như nhiều nhất kể từ khi khảo sát PMI.
 
Báo cáo IHS Markit còn cho thấy hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng bởi việc giao hàng chậm nhất trong một năm trở lại đây và tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu một lần nữa lại xuất hiện do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
 
Trong khi đó, hàng tồn kho thành phẩm đã giảm nhiều nhờ cung cấp cho đơn hàng mới bù đắp được việc thiếu hụt lao động.
 
"Tốc độ tăng chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất tháng 5 đã nhanh nhất kể từ tháng 3/2018. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung tiếp tục làm tăng giá nguyên vật liệu, sắt, thép, dầu và cả cước phí vận tải", báo cáo của IHS Markit cho biết.
 
Để bù đắp chi phí, nhà sản xuất đã tăng đáng kể giá bán, ở mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Điều này khiến tốc độ tăng của chỉ số lạm phát ở mức nhanh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây và mức cao thứ ba kể từ khi PMI được thực hiện ở Việt Nam. 
 
Triền vọng kinh doanh trong thời gian tới vẫn được các nhà sản xuất đánh giá lạc quan bằng kỳ vọng sản lượng và đơn đặt hàng mới sẽ tăng vào năm tới, nhờ việc kiểm soát được dịch Covid-19.
 
PMI tháng 4 của Việt Nam đạt 54,7, tăng 1,1 điểm phần trăm so với tháng trước đó.