Cổ phiếu BMI của Tổng CTCP Bảo Minh không có sự đồng thuận với các mã Bảo hiểm tăng tích cực tuần qua như BVH, MIG, PVI. Liệu, BMI có đang lỡ sóng cổ phiếu Bảo hiểm đang hình thành?
Cổ phiếu BMI có lỡ sóng Bảo hiểm?
Tuần qua, chỉ số VN-Index giảm 1,7% trong khi HNX-Index giảm gần 4% tuy nhiên nhóm ngành Bảo hiểm gần như không chịu ảnh hưởng và thậm chí một số mã còn tăng nóng. Đó là trường hợp của nhóm cổ phiếu Bảo hiểm với BVH (+0,3%), MIG (+14%), PVI (+14,2%).
Tuy nhiên, cổ phiếu
BMI, gương mặt luôn thường xuyên xuất hiện trong các đợt sóng Bảo hiểm lại chịu ảnh hưởng từ diễn biến thị trường chung nhiều hơn. Cổ phiếu này giảm 2,6% xuống 32.450 đồng/cổ phiếu khiến cho nhà đầu tư nắm giữ
BMI có phần khá băn khoăn.
Dù vậy, nếu đi sâu vào chuyển động kỹ thuật của
BMI, thực tế, cổ phiếu này không hề bị bán thái quá so với mặt bằng thị trường chung. Phiên thủng MA20 ngày 8/6, thanh khoản không hề có dấu hiệu đột biến của lực cung từ phe tháo chạy. Cổ phiếu này cũng đã nhanh chóng vá lại đường MA20 sau đó với thanh khoản phiên 9/6 tăng lên trên mức bình quân 20 phiên. Tới hết tuần,
BMI đã có 3 phiên hồi phục liên tiếp.
Qua đó,
BMI vẫn đang đảm bảo được xu hướng tăng trung và dài hạn từ tháng 4, thời điểm đường MA20 cắt qua MA200. Đây là điểm vượt trội của
BMI khi đã tăng từ rất sớm so với những mã mới bắt đầu tăng nóng trong tháng 6 như MIG, PVI.
Trước mắt,
BMI vẫn đứng trước cơ hội vượt đỉnh cũ ở vùng giá 34.000 đồng/cổ phiếu. Nếu ở vùng giá này, hoạt động chốt lời yếu thể hiện qua khối lượng giao dịch tăng vọt thì cơ hội đi tiếp của
BMI vẫn là rất sáng.
Kế hoạch thoái vốn vẫn đang treo
CTCK Bản Việt đã nâng dự báo tăng trưởng phí bảo hiểm gốc năm 2021 của
BMI lên 6,8%. Tại Đại hội cổ đông gần đây của
BMI, nguyên chủ tịch HĐQT đã cho biết các tác động tiêu cực đến mảng bảo hiểm tín dụng của
BMI khi HD Insurance gia nhập thị trường là không quá đáng kế và tuyên bố rằng
BMI vẫn duy trì mối quan hệ tích cực với HD Saison.
Tuy nhiên, do HD Saison hiện đang là đối tác của
BMI trong việc bán các sản phẩm bảo hiểm tín dụng đồng thời có liên kết với bảo hiểm HD và VietJet Air với nhiều lợi ích chung hơn, VCI vẫn thận trọng và xem xét lại giả định rằng mảng bảo hiểm tín dụng của
BMI sẽ chỉ giảm 30% vào năm 2021 thay vì 50%.
Nguồn CTCK Bản Việt.
VCI ước tính tăng trưởng phí bảo hiểm gốc năm 2021 dựa trên giả định thị phần của
BMI lên 7,7% từ 7,2%. Trong báo cáo đã kiểm toán 2020 đã xác nhận lại rằng không có mức giảm thị phần vào năm 2020.
Trong khi đó, thương vụ SCIC và AXA thoái vốn vẫn đang chờ hoàn tất quy định pháp lý. Diến biến thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và AXA trên thực tế đòi hỏi những thay đổi trong các quy định về sở hữu khối ngoại điều chỉnh
BMI, điều này vẫn đang chờ được làm rõ.
BMI chia sẻ rằng chưa có được phê duyệt quy định cuối cùng về việc nới room do những thay đổi trong Luật Chứng khoán. Ban lãnh đạo cho rằng Nghị định 140 - điều chỉnh việc thoái vốn tài sản Nhà nước - là không rõ ràng và đây cũng là lý do cản trở việc SCIC thoái vốn khỏi
BMI. Mặc dù
BMI đứng đầu danh sách các doanh nghiệp mà SCIC có kế hoạch thoái vốn vào năm 2021, nhưng nếu
BMI không nhận được hướng dẫn rõ ràng về Nghị định 140 trong quý tới, việc thoái vốn sẽ khó hoàn thành trong năm 2021.