• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:03:47 CH - Mở cửa
VN30-Index giảm điểm cuối phiên, VN-Index thu hẹp đà tăng
Nguồn tin: Người đồng hành | 17/06/2021 10:06:03 SA
15h00
 
Đà tăng của VN-Index bất ngờ bị thu hẹp vào cuối phiên khi nhiều cổ phiếu thuộc nhóm VN30 bất ngờ giảm giá. Trong đó, MSN giảm 1,2% xuống 103.000 đồng/cp, TCB giảm 1% xuống 50.200 đồng/cp.. VN30-Index cuối phiên cũng giảm trở lại 0,25% xuống mức 1.461,91 điểm. 
 
Hôm nay là phiên đáo hạn HĐTL phái sinh chỉ số VN30 nên như thường lệ biến động mạnh xuất hiện vào cuối giờ giao dịch. Cùng với sự sụt giảm của nhóm VN30, HĐTL chỉ số VN30 là VN30F2016 cũng giảm 5 điểm xuống 1.463,9 điểm. Độ lệch dương 1,99 điểm trong khi trước phiên ATC lên đến dương 8,5 điểm.
 
Chốt phiên, VN-Index tăng 3,4 điểm (0,25%) lên 1.359,92 điểm. Toàn sàn có 219 mã tăng, 165 mã giảm và 57 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,42 điểm (1,09%) lên 317,07 điểm. Toàn sàn có 132 mã tăng, 76 mã giảm và 162 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,73 điểm (0,82%) lên 89,55 điểm.
 
Giá trị khớp lệnh trên toàn thị trường phiên 17/6 ở mức 24.700 tỷ đồng, giảm 12% so với phiên trước. Khối ngoại bán ròng 115 tỷ đồng trên sàn HoSE.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
14h29
 
Đà tăng của các chỉ số được nới rộng hơn khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá như LPB, GVR, SSI, MWG, PVD... VN-Index tăng 8,03 điểm (0,59%) lên 1.364,55 điểm.
 
13h15
 
Ngay sau giờ nghỉ trưa, thị trường nhận được lực cầu lớn và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, GVR tăng 4,5%, MWG tăng 4,3%, SSI tăng 2,8%, GAS tăng 2,1%, LPB tăng 2,1%.
 
Hiện tại, VN-Index tăng 3,74 điểm (0,28%) lên 1.360,26 điểm. HNX-Index tăng 1,99 điểm (0,63%) lên 315,64 điểm. UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (0,25%) lên 89,04 điểm.
 
11h30
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,35 điểm (-0,32%) xuống 1.352,17 điểm. Toàn sàn có 170 mã tăng, 214 mã giảm và 48 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,01 điểm lên 313,66 điểm. Toàn sàn có 97 mã tăng, 92 mã giảm và 182 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,04%) xuống 88,79 điểm.
 
Thanh khoản thị trường giảm đáng kể so với phiên sáng hôm qua với tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 14.900 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh chiếm 13.900 tỷ đồng (giảm 25%). Khối ngoại tiếp tục bán ròng 142 tỷ đồng trên HoSE.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
10h34
 
Các cổ phiếu ngành đường vẫn biến động theo chiều tích cực. Trong đó, LSS được kéo lên mức giá trần 11.850 đồng/cp. KTS tăng 9% lên 16.900 đồng/cp. SLS tăng 3,9% lên 140.000 đồng/cp. QNS tăng 3,6% lên 42.700 đồng/cp. SBT tăng 2,8% lên 21.700 đồng/cp.
 
VN-Index tiếp tục giảm 3,04 điểm (-0,22%) xuống 1.353,43 điểm. HNX-Index giảm 0,46 điểm (-0,15%) xuống 313,19 điểm. UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,1%) lên 88,91 điểm.
 
10h06
 
DXG giảm 1,9% xuống 23.450 đồng/cp. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài thuộc Dragon Capital vừa bán hơn 10 triệu cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) để giảm tỷ lệ sở hữu từ 14,77% xuống 12,83%, tương đương gần 66,5 triệu cổ phiếu. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu của cả nhóm nhà đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng 1% là 9/6.
 
9h45
 
HVN giảm sâu 3,4% xuống 26.600 đồng/cp. Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết dịch Covid-19 khiến ngành hàng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, các hãng như Bamboo Airways và Vietjet đang dần hết nguồn lực về tài chính, thậm chí hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đứng bên bờ vực phá sản. 
 
9h42
 
Bên mua và bán đang có sự "tranh đấu" quyết liệt khiến nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái giằng co với những đợt tăng, giảm giá đan xen. Các chỉ số vì vậy cũng biến động trồi sụt (hồi phục rồi lại giảm sâu).
 
9h35
 
Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán mạnh đã xuất hiện ở các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán hay dầu khí, trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục ghi nhận nhiều mã lao dốc và tác động xấu đến các chỉ số thị trường.
 
Tuy nhiên, lực cầu vẫn tỏ ra rất "khỏe" và điều này giúp hàng loạt các cổ phiếu lớn hồi phục trở lại, một số cổ phiếu ngân hàng cũng lấy lại được sắc xanh và giúp nâng đỡ các chỉ số. Hiện tại, LPB, BID, VCB hay MBB đều tăng giá. LPB tăng 2,9%, BID tăng 1,5%, MBB tăng 0,1%.
 
Đối với nhóm chứng khoán, các cổ phiếu như SSI, VND hay VCI đang có sự giằng co quanh mốc tham chiếu với những nhịp tăng, giảm đan xen nhau.
 
Hiện tại, VN-Index giảm 6,08 điểm (-0,45%) xuống 1.350,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 107 triệu cổ phiếu, trị giá 3.300 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,27 điểm (-0,4%) xuống 312,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28 triệu cổ phiếu, trị giá 708 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%) xuống 88,79 điểm.
 
Thị trường giảm khá mạnh trước sự lao dốc của nhiều cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng hay bất động sản trong phiên 16/6. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức với giá trị khớp lệnh khoảng 28.100 tỷ đồng.
 
Khối ngoại bán ròng trở lại 66 tỷ đồng trên sàn HoSE nhưng nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này vẫn mua ròng hơn 84,4 tỷ đồng.
 
Theo đánh giá của Chứng khoán BIDV (BSC), VN-Index có thể tiếp tục xuất hiện những phiên giảm điểm và trượt trở lại dưới ngưỡng 1.350.
 
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng trong phiên giao dịch tiếp theo 17/6, thị trường có thể sẽ tiếp tục rung lắc tại vùng giá hiện tại khi bên mua và bên bán giằng co nhau.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày 15 – 16/6, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của Fed, thông báo giữ nguyên lãi suất ở 0 - 0,25% như dự đoán trên thị trường. Tuy nhiên, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ ám chỉ có thể tăng lãi suất sớm nhất vào năm 2023. Biểu đồ “dot plot” – gồm các dấu chấm thể hiện kỳ vọng của các thành viên FOMC về lãi suất tại một thời điểm nào đó – cho thấy 11 trong số 18 quan chức Fed cảm thấy cần tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm ít nhất hai lần trong năm 2023. Hồi tháng 3, Fed nhận định không tăng lãi suất ít nhất cho đến năm 2024.
 
Chốt phiên 16/6, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 265,66 điểm, tương đương 0,77%, xuống 34.033,67 điểm. S&P 500 giảm 22,89 điểm, tương đương 0,54%, xuống 4.223,7 điểm. Nasdaq giảm 33,17 điểm, tương đương 0,24%, xuống 14.039,68 điểm.
 
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 16/6. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,25%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,39% còn Topix tăng 0,19%. Thị trường Trung Quốc giảm sâu nhất khu vực với Shanghai Composite giảm 0,77%, Shenzhen Component giảm 2,014%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,23%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,58%. ASX 200 của Australia tăng 0,18%.
 
Chốt phiên 16/6, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 40 cent, tương đương 0,5%, lên 74,39 USD/thùng,cao nhất kể từ tháng 4/2019 và là phiên tăng thứ 5 liên tiếp. Giá dầu WTI tương lai tăng 3 cent lên 72,15 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 72,99 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018.