• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:59:51 CH - Mở cửa
Cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bứt phá, VN-Index tăng điểm nhẹ
Nguồn tin: Người đồng hành | 13/07/2021 10:11:18 SA
15h00
 
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng giá mạnh vào cuối phiên và tạo động lực rất lớn giúp VN-Index kết phiên trong sắc xanh. Trong đó SSI tăng 4,6% lên 51.800 đồng/cp, HCM tăng 6,1% lên 47.500 đồng/cp, VND tăng 5% lên 39.700 đồng/cp, VCI tăng 2,3% lên 52.700 đồng/cp. Các mã như BVS, ART, BSI... cũng đua nhau tăng mạnh.
 
Bên cạnh nhóm chứng khoán, các cổ phiếu thuộc nhóm chế biến thủy sản cũng đua nhau tăng giá ABT tăng 2,9% lên 28.200 đồng/cp, ACL tăng 4,6% lên 11.500 đồng/cp, CMX tăng 3,1% lên 13.400 đồng/cp, FLC tăng 3,3% lên 32.750 đồng/cp.

 
Biến động các nhóm ngành cổ phiếu. Nguồn: Vietstock.
 
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,24 điểm (0,1%) lên 1.297,54 điểm. Toàn sàn có 265 mã tăng, 112 mã giảm và 44 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,72 điểm (1,27%) lên 296,7 điểm. Toàn sàn có 154 mã tăng, 55 mã giảm và 49 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,47 điểm (1,75%) lên 85,36 điểm.
 
Thanh khoản thị trường giảm rất mạnh so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch đạt chỉ 19.400 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 15.050 tỷ đồng, giảm 50,4%, giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm 51% xuống 14.300 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại hơn 200 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 13/7.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
14h22
 
Đà giảm của VN-Index bị nới rộng hơn ngay sau giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy vẫn xuất hiện nên chỉ số này biến động giằng co dưới mốc tham chiếu. Các mã như VIB, MSN, PDR, VCB, VIC... đều giảm mạnh và tác động tiêu cực lên VN-Index.
 
VN-Index giảm 10,29 điểm (-0,79%) xuống 1.286,01 điểm. HNX-Index tăng 2,11 điểm (0,72%) lên 295,09 điểm. UPCoM-Index tăng 0,5 điểm (0,6%) lên 84,39 điểm.
 
11h30
 
Về cuối phiên sáng, áp lực bán có phần dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu trong đó, VCB mất 3,4% xuống 103.500 đồng/cp, MSN giảm 2,6% xuống 116.800 đồng/cp, LPB giảm 2,3% xuống 27.350 đồng/cp, NVL giảm 2,3% xuống 102.700 đồng/cp, PDR giảm 1,9% xuống 89.200 đồng/cp.
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,69 điểm (-0,36%) xuống 1.292,61 điểm. Toàn sàn có 207 mã tăng, 140 mã giảm và 58 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,04 điểm (0,7%) lên 295,02 điểm. Toàn sàn có 114 mã tăng, 58 mã giảm và 50 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,95 điểm (1,13%) lên 84,84 điểm.
 
Thanh khoản thị trường đi xuống với tổng giá trị giao dịch đạt 10.600 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chỉ ở mức 9.900 tỷ đồng, giảm 54% so với phiên sáng hôm qua. Giá trị khớp lệnh tại HoSE cũng giảm 56% xuống còn 8.100 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại 86 tỷ đồng trên HoSE.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
10h35
 
Sau khoảng thời gian rung lắc, VN-Index lấy lại được sắc xanh trước lực đẩy của nhiều mã vốn hóa lớn, trong đó, các mã như GAS, HVN, VRE, SSI, PLX... đều tăng giá khá mạnh.
 
Nhóm cổ phiếu ngành thép có sự hồi phục tốt, trong đó, HSG tăng 2,7%, NKG tăng 1,8%, HPG tăng 1,6%.
 
Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng có diễn biến tương tự, trong đó, SNZ tăng 6,3%, LHG tăng 3,1%, SIP tăng 2,8%, ITA tăng 2,5%.
 
Sau một vài phiên lao dốc, nhóm chứng khoán bật tăng mạnh trở lại. SBS tăng 6,4%, BVS tăng 5,2%, VND tăng 4%, HCM tăng 3,5%, SSI tăng 2,4%...
 
Hiện tại, VN-Index tăng 8,79 điểm (0,68%) lên 1.305,09 điểm. HNX-Index tăng 5,31 điểm (1,81%) lên 298,29 điểm. UPCoM-Index tăng 121 điểm (1,44%) lên 85,1 điểm.
 
9h41
 
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 13/7 với sự hồi phục nhất định ở một số cổ phiếu lớn. Các chỉ số cũng đồng loạt tăng điểm trở lại, tuy nhiên, mức tăng không quá mạnh và thậm chí VN-Index có lúc còn bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu do áp lực bán vẫn tương đối mạnh. Hiện tại, sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột là mạnh và khiến VN-Index biến động giằng co. 
 
Các mã như SHB, HVN, GAS, VRE, BVH.... đồng loạt tăng giá trở lại và đóng vai trò trụ đỡ cho các chỉ số. Trong khi đó, sắc đỏ vẫn bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác như MSN, LPB, VIB, VCB, NVL... nên đà hồi phục của VN-Index là khá yếu.
 
Hiện tại, VN-Index tăng 2,99 điểm (0,23%) lên 1.299,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 104 triệu cổ phiếu, trị giá 3.000 tỷ đồng. HNX-Index tăng 3,24 điểm (1,11%) lên 296,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26 triệu cổ phiếu, trị giá 564 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 1,22 điểm (1,45%) lên 85,11 điểm.
 
Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên 12/7 trước áp lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong phiên, có thời điểm VN-Index giảm trên 75 điểm và ghi nhận nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sàn. So với phiên thứ 6 tuần trước, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam mất 246.485 tỷ đồng (10,7 tỷ USD) sau phiên 12/7.
 
Nhóm nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn 2.600 tỷ đồng trên HoSE, gấp 7 lần so với phiên trước đó. Trái ngược hoàn toàn với dòng vốn cá nhân trong nước thì tổ chức trong nước và khối ngoại đều mua ròng rất mạnh. Đối với tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) mua ròng 656 tỷ đồng sau 2 phiên bán ròng liên tiếp trước đó. Trong khi đó, tự doanh CTCK cũng mua ròng trở lại hơn 552 tỷ đồng. Khối ngoại phiên 12/7 đẩy mạnh mua ròng 1.400 tỷ đồng trên toàn thị trường.
 
Chứng khoán Agribank (Agriseco) nhận định nhà đầu tư có thể giải ngân thăm dò các mã đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt tại vùng giá điều chỉnh phiên ngày mai.
 
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng có thể có thể gia tăng tỷ trọng nếu VN-Index điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.260 điểm.
 
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho biết có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp khi mức định giá đang trở nên hấp dẫn trở lại.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Chốt phiên 12/7, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 126,02 điểm, tương đương 0,36%, lên 34.996,18 điểm, vượt đỉnh lịch sử 34.870,16 điểm thiết lập hôm 9/7. S&P 500 tăng 15,08 điểm, tương đương 0,35%, lên 4.384,63 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.369,55 điểm thiết lập hôm 9/7. Nasdaq tăng 31,32 điểm, tương đương 0,21%, lên 14.733,24 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.701,92 điểm thiết lập hôm 9/7. S&P 500 tài chính, dịch vụ viễn thông và bất động sản đều tăng hơn 0,8%.
 
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 12/7. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,79%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 2,25% còn Topix tăng 2,14%. Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 0,67% còn Shenzhen Component tăng 2,137%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,8%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,89%. ASX 200 của Australia tăng 0,83%.
 
Chốt phiên 12/7, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 39 cent, tương đương 0,5%, xuống 75,16 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 46 cent, tương đương 0,6%, xuống 74,1 USD/thùng.