15h00
Hôm nay là phiên giao dịch cuối cùng của quý III, đây là thời điểm nhiều quỹ đầu tư thực hiện chốt NAV. Tuy nhiên, biến động vào cuối phiên hôm nay không có nhiều điểm đáng chú ý và giao dịch trên thị trường vẫn diễn ra cầm chừng.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index 2,85 điểm (0,21%) lên 1.342,06 điểm. Toàn sàn có 225 mã tăng, 143 mã giảm và 79 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,04 điểm (0,86%) lên 357,33 điểm. Toàn sàn có 153 mã tăng, 77 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (0,65%) lên 96,56 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức thấp với tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.829 tỷ đồng, giảm 10,3% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE xuống thấp nhất 2 tháng và ở mức 13.215 tỷ đồng, giảm 13,2%.
Khối ngoại bán ròng hơn 170 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h20
Đà tăng của các chỉ số tiếp tục bị thu hẹp trở lại sau giờ nghỉ trưa. Trong đó, VCS giảm 1,6%, GAS giảm 1,1%, KDC giảm 1%, VCB giảm 0,8%,
VPB giảm 0,8%..
VN-Index giảm 2,54 điểm (0,19%) lên 1.341,75 điểm. HNX-Index tăng 3,41 điểm (0,96%) lên 357,7 điểm. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,21%) lên 96,14 điểm.154
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,64 điểm (0,27%) lên 1.342,85 điểm. Toàn sàn có 244 mã tăng, 141 mã giảm và 49 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,47 điểm (0,98%) lên 357,76 điểm. Toàn sàn có 117 mã tăng, 86 mã giảm và 51 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (0,23%) lên 96,16 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm với tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.012 tỷ đồng, giảm 14,7% so với phiên sáng hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm 16% xuống 7.229 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn bán ròng hơn 100 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h33
Các cổ phiếu thuộc 'hệ sinh thái Louis' gồm DDV, BII, SMT, VKC, APG và TDH đều được kéo lên mức giá trần. AGM tăng 2,1% lên 35.350 đồng/cp và TGG tăng 1,5% lên 53.000 đồng/cp.
Trong khi đó, VN-Index đang nới rộng sắc xanh nhờ lực đẩy của nhiều cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm Vingroup. Trong đó, VIC tăng 2,7%, VRE tăng 1,9%, VHM tăng 1,3%.
VN-Index tăng 8,65 điểm (0,65%) lên 1.347,86 điểm. HNX-Index tăng 3,51 điểm (0,99%) lên 357,8 điểm. UPCoM-Index tăng 0,42 điểm (0,44%) lên 96,36 điểm.
9h45
Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối cùng của quý III với sắc xanh chiếm ưu thế ở nhóm vốn hóa lớn và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Hiện tại, các mã như
PNJ,
SHB,
BVH,
MSN,
VRE,
HVN, SSI,
TCB,
VNM... đồng loạt tăng giá.
PNJ tăng 2,3%,
SHB tăng 2,3%,
BVH tăng 1,6%,
MSN tăng 2,1%...
Nhóm cổ phiếu ngành xi măng vẫn biến động tích cực. Trong đó,
HVX tăng trần,
BCC tăng 2,9%,
QNC tăng 2,4%,
BTS tăng 1,7%.
VN-Index tăng 4,34 điểm (0,32%) lên 1.343,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 87 triệu cổ phiếu, trị giá 2.514 tỷ đồng. HNX-Index tăng 3,59 điểm (1,01%) lên 357,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 22,6 triệu cổ phiếu, trị giá 448 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,24 điểm (0,25%) lên 96,18 điểm.
Các chỉ số chứng khoán biến động giằng co rung lắc với những đợt tăng, giảm điểm đan xen ở phiên 29/9. Tâm lý nhà đầu tư có phần bị ảnh hưởng bởi thông tin GDP quý III giảm kỷ lục 6,17%.
Khối ngoại giao dịch tiệu cực trở lại khi bán ròng trên cả 3 sàn giao dịch với tổng giá trị 537 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán MB (
MBS), dòng tiền đang tìm kiếm các cơ hội ở nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công, hoặc các nhóm cổ phiếu sẽ được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế sắp tới.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) dự báo thị trường có thể sẽ còn giằng co và nhiều chỉ số đi ngang với biên độ hẹp.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 29/9, Dow Jones, S&P 500 tăng, Nasdaq giảm. Dow Jones tăng 90,73 điểm, tương đương 0,26%, lên 34.390,72 điểm. S&P 500 tăng 6,83 điểm, tương đương 0,16%, lên 4.359,46 điểm. Nasdaq giảm 34,24 điểm, tương đương 0,24%, xuống 14.512,44 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 29/9. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,73%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 2,12%, Topix giảm 2,09%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 1,83%, Shenzhen Component giảm 1,64%. Hang Seng của Hong Kong đi ngược xu hướng chung của khu vực, tăng 0,67% . Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,22%. ASX 200 của Australia giảm 1,08%.
Chốt phiên 29/9, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 45 cent, xuống 78,64 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 46 cent, xuống 74,83 USD/thùng.