Chính phủ Indonesia dự báo rằng, hãng hàng không quốc gia Garuda có thể đạt lợi nhuận ròng 399 triệu USD trong năm tới và và 647 triệu USD vào năm 2026 sau nhiều nhiều năm chìm trong nợ nần.
Tính toán của Bộ Tài chính giả định rằng Garuda sẽ đạt doanh thu 3,6 tỷ USD vào năm tới và 4,6 tỷ USD vào năm 2026 nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng về vận tải hành khách với 131 triệu mỗi năm. Trong khi đó, chi phí hoạt động sẽ được duy trì trong khoảng 2,9-3,4 tỷ USD trong bốn năm tới.
Phát biểu điều trần trước Ủy ban XI (giám sát các lĩnh vực tài chính, ngân hàng và ngân sách nhà nước) thuộc Hạ viện, Tổng cục trưởng Tài sản nhà nước thuộc Bộ, ông Rionald Silaban (Rio) cho biết: “Dự kiến tới năm 2026, lợi nhuận của Garuda sẽ tiếp tục được cải thiện”.
Dự báo tươi sáng về tương lai của Garuda xuất hiện chỉ vài tháng sau khi các khoản nợ phải trả đã đẩy hãng hàng không này hoa đến bờ vực phá sản, trong bối cảnh chi phí thuê mấy bay cao song hành khách giảm mạnh trong đại dịch COVID-19 và quản lý yếu kém. Hồi tháng 6/2022, Garuda đã giành được sự ủng hộ của đa số các chủ nợ về đề án tái cơ cấu nợ.
Ông Rio cho hay, nợ phải trả của Garuda đã lên tới 10,1 tỷ USD trong tháng Chín, song đã giảm một nửa còn 5,1 tỷ USD nhờ tái cơ cấu.
Bộ Tài chính cũng lưu ý rằng doanh thu của Garuda đã vượt chi phí hoạt động với mức lợi nhuận ròng 22 triệu USD trong nửa đầu năm nay, trái ngược với khoản lỗ lên tới 2,7 tỷ USD vào cùng kỳ năm ngoái.
Garuda đã thực hiện những thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh, chẳng hạn như chỉ tập trung vào các tuyến đường có lãi, cắt giảm số lượng và chủng loại máy bay, cắt giảm chi phí thuê máy bay và tạo thêm doanh thu từ mảng vận tải hàng hóa và các nguồn thu phụ trợ khác.
Cũng tại phiên điều trần, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati giải thích rằng kết quả tái cơ cấu nợ là điều kiện để cấp thêm vốn cho Garuda và chính phủ hiện đã có thể tiến hành rót 7.500 tỷ rupiah (gần 492 triệu USD) vốn nhà nước cho hãng hàng không này.
Trong đó, 4.500 tỷ rupiah sẽ được dùng để bảo trì và phục hồi đội bay của Garuda do có tới 28 máy bay đã không hoạt động và phải nằm đất trong thời gian đại dịch.
Phần còn lại sẽ chủ yếu được dành để mua nhiên liệu, thanh toán tiền thuê mấy bay và trang trải chi phí tái cơ cấu nợ.
Việc rót vốn nhà nước sẽ được thực hiện thông qua một đợt phát hành chứng quyền vào tháng 10, trong đó Bộ Tài chính sẽ duy trì 49,16-66,33% quyền sở hữu của Garuda, tùy thuộc vào sự tham gia của các cổ đông thiểu số.
Phát biểu với các phóng viên sau phiên điều trần, Giám đốc điều hành Garuda, ông Irfan Setiaputra cho biết: “Chúng tôi đã tự tin. Chúng tôi đã đi theo hướng tích cực. Chúng tôi sẽ chỉ bay nếu có lợi nhuận và đảm bảo rằng vốn rót vốn nhà nước sẽ không được sử dụng để trả nợ”.
Theo ông Irfan, giá nhiên liệu tăng cao vẫn là một thách thức đối với Garuda vì khiến một số tuyến bay ít lãi hơn trước. Hơn nữa, Garuda vẫn đang gặp khó khăn trong việc khôi phục đội bay và chưa thể khai thác một số tuyến bay do thiếu máy bay./.