• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:48:11 CH - Mở cửa
Mập mờ khi bán trái phiếu khiến nhà đầu tư lầm tưởng có thể rút tiền trước hạn
Nguồn tin: VietNam Finance | 28/10/2022 4:34:17 CH
Theo LS. Trương Thanh Đức, việc chia nhỏ trái phiếu để bán cho nhà đầu tư là cách thức bán hàng hợp lí, phù hợp với thị trường trong bối cảnh bình thường, nhưng vẫn cần giải thích để nhà đầu tư thấu hiểu. Nhiều trường hợp ngân hàng hay công ty chứng khoán bán ra trái phiếu một cách mập mờ, làm nhà đầu tư nghĩ rằng có thể chấm dứt kỳ hạn và lấy lại tiền bất cứ lúc nào, nhưng điều này là không thể.
 
 
Thị trường trái phiếu "sôi sùng sục" vì nhà đầu tư nghĩ mình bị lừa
 
Tại Talkshow “Hiểu đúng về trái phiếu”, LS. Trương Thanh Đức cho biết thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là thị trường của thông tin, niềm tin và lòng tin.
 
Khi Nhà nước kiểm soát và đặt ra nhiều tiêu chí, điều kiện phát hành trái phiếu chặt chẽ, nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi về người chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề trong bối cảnh được kiểm soát như vậy.
 
“Nhà nước đặt ra nhiều quy định và quản lý như vậy thì có chịu trách nhiệm không?”, LS. Trương Thanh Đức thắc mắc.
 
Theo ông, các quy định về phát hành trái phiếu hiện nay, kể cả những quy định mới nhất đều chưa có tính bắt buộc, chỉ mang tính chất khuyến nghị và khuyến khích. Do đó, thay vì đi tìm người chịu trách nhiệm, vị luật sư này cho rằng quan trọng nhất là phải biến các quy định thành tính bắt buộc, dù có thể chưa thực hiện được ngay nhưng khi có lộ trình sẽ giải quyết được vấn đề về niềm tin.
 
LS. Trương Thanh Đức nhận định hành lang, cơ sở pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu không cần chặt chẽ thêm mà cần bỏ bớt đi vì vấn đề nằm ở tâm lý nhà đầu tư chứ không ở hành lang pháp lý.
 
Ông cho rằng nếu đem so sánh, thị trường cổ phiếu còn chứa đựng nhiều rủi ro “mênh mông” hơn so với thị trường trái phiếu khi mà trái phiếu có tính minh bạch, rõ ràng và cam kết cao hơn về hồ sơ thủ tục.
 
“Tôi cũng có mua cổ phiếu của mấy ngân hàng khá tốt, nhưng 5-7 năm nay chưa nhận được một đồng cổ tức nào, thậm chí cổ phiếu có thể không còn giá trị nếu ngân hàng trở thành ngân hàng 0 đồng”, LS. Trương Thanh Đức cho biết.
 
Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thì có thể chưa ghi nhận lỗ. Nhưng tính theo con số sổ sách thì thiệt hại theo ông Trương Thanh Đức ở thị trường cổ phiếu là “khủng khiếp”. Còn ở thị trường trái phiếu, vị luật sư này cho biết đến giờ vẫn chưa ai mất tiền, nhưng thị trường ngược lại lại “sôi sùng sục” vì nhà đầu tư nghĩ rằng họ bị lừa.
 
“Đây mới là nguy cơ, không phải là vấn đề niềm tin hay thị trường mà là vấn đề pháp lý. Pháp lý không có lộ trình thì giờ chúng ta phải chấp nhận tìm cách để gỡ vấn đề”, LS. Trương Thanh Đức cho biết.
 
Trái phiếu là sản phẩm rất tốt và ổn, theo nhận định của vị luật sư này. Tuy nhiên, trong 100 mã trái phiếu thì không tránh khỏi có vài mã có rủi ro. Ông Trương Thanh Đức cho rằng không nên vì những rủi ro nhỏ mà mất niềm tin, dẫn đến nguy cơ sụp đổ cả thị trường.
 
Theo ông, trái phiếu do ngân hàng phát hành hiện là trái phiếu có tính an toàn tuyệt đối, vì có tính chất tương tự như tiền gửi. Trong thời gian qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước liên tục thông tin về việc tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng được bảo đảm trong mọi trường hợp, nên tính an toàn của trái phiếu do ngân hàng phát hành cũng được bảo đảm tương đương.
 
Công ty chứng khoán "chế biến lại" sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp
 
Tại buổi talkshow, một vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm là việc mua trái phiếu doanh nghiệp từ đơn vị phân phối là công ty chứng khoán. Tuy nhiên, công ty chứng khoán lúc này lại chia nhỏ kỳ hạn phát hành và thay đổi lãi suất, nhà đầu tư có thể hưởng lãi suất thấp hơn so với lãi suất phát hành. Nhiều thắc mắc được đặt ra về vấn đề ai mới là trái chủ.
 
LS. Trương Thanh Đức cho biết, đối với trái phiếu vô danh, ai nắm giữ trái phiếu thì người đó là trái chủ. Trên thực tế trên thị trường lưu hành hầu hết là trái phiếu ghi danh.
 
Với loại trái phiếu này, ai được ghi danh trên trái phiếu thì được coi là trái chủ, sẽ có quyền và phải chịu rủi ro. Còn các bên trung gian và bảo lãnh đóng vai trò khác.
 
Theo LS. Trương Thanh Đức, việc chia nhỏ trái phiếu để bán cho nhà đầu tư là cách thức bán hàng hợp lí, phù hợp với thị trường trong bối cảnh bình thường, giúp thanh khoản dễ hơn và nhiều người mua hơn. Trong trường hợp ít nhà đầu tư tham gia, công ty chứng khoán sẵn sàng bỏ vốn ra mua lại và bán cho nhà đầu tư khác sau đó. Việc mua đi bán lại mỗi lần sẽ đều có tính phí và lãi.
 
Dù là một cách thức bán hàng bình thường, vị luật sư này cho rằng vẫn cần giải thích để nhà đầu tư thấu hiểu. Theo đó, nhiều trường hợp ngân hàng hay công ty chứng khoán bán ra trái phiếu một cách mập mờ, làm nhà đầu tư nghĩ rằng có thể chấm dứt kỳ hạn và lấy lại tiền bất cứ lúc nào. “Điều này là không thể”, LS. Trương Thanh Đức nhận định.  
 
Ngân hàng và công ty chứng khoán chỉ cam kết nếu có bên thứ 3 mua lại, họ sẽ giúp nhà đầu tư bán trái phiếu đó, hoặc cam kết sẵn sàng mua lại khi có điều kiện về dòng tiền. Tuy nhiên, ngân hàng và công ty chứng khoán hoàn toàn có thể từ chối mua lại với lý do không có dòng tiền.
 
Ở góc độ của công ty chứng khoán, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP. HCM, Công ty Chứng khoán DSC cho rằng việc công ty chứng khoán “chế biến” lại sản phẩm trái phiếu để có thể dễ bán sản phẩm và thu hút được nhiều đối tượng nhà đầu tư tham gia hơn.
 
Với vai trò công ty chứng khoán, ông Huy cho rằng khi phát hành ra sản phẩm thì công ty chứng khoán sẽ phải có nghĩa vụ với nhà đầu tư về sản phẩm đó. Còn về vấn đề rủi ro, ông cho rằng vấn đề này phụ thuộc vào sự uy tín, vị thế của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.