• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 4:11:29 CH - Mở cửa
Chủ tịch Vitas: Dệt may Việt Nam vẫn thích ứng tốt trước khó khăn
Nguồn tin: Asean Times | 04/10/2022 7:00:00 SA
Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến lạm phát, truy xuất nguồn gốc... nhưng khó khăn sẽ chóng qua đi khi các doanh nghiệp thích ứng kịp thời.
 
 
Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ghi nhận, sau 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may vẫn duy trì được con số ấn tượng với khoảng 35 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
 
Theo thông tin từ Cổng thông tin Chính phủ ngày 2/10, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas đánh giá, ngành dệt may sẽ còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn sẽ thích ứng được tốt với những diễn biến sắp tới trên thị trường.
 
Khó khăn từ lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu của người dùng
 
Theo ông Giang, nửa đầu năm 2022, xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng tương đối ổn định, mặc dù vậy bước vào quý III/2022, thị trường bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm đơn hàng rõ rệt. Ông đánh giá một trong những nguyên nhân chính đến từ việc các thị trường lớn như Mỹ, EU... đều đang lạm phát cao khiến người dân cắt giảm chi tiêu đáng kể, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm nhiều.
 
Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.
 
Tại báo cáo phân tích ngành dệt may của VNDirect cũng nhận định, nhu cầu của các mặt hàng quần áo cao cấp như áo sơ mi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022.
 
Cũng theo báo cáo này, ban lãnh đạo các công ty may mặc cho biết khách hàng Mỹ đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát.
 
Hiện chỉ một số ít các doanh nghiệp lớn như Thành Công (TCM), Sợi Thế Kỷ (STK), Công ty cổ phần Damsan (ADS) có đủ đơn đặt hàng cho quý III/2022, nhưng một số khách hàng đã hủy đơn hàng do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong quý IV/2022 chậm lại do lo ngại về lạm phát.
 
Thay đổi để thích ứng tốt hơn
 
Bên cạnh việc ảnh hưởng từ lạm phát, vấn đề về truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hoá dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đang là thách thức mà nhiều doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang gặp phải.
 
Theo đại diện Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tại Việt Nam - ông Võ Mạnh Hùng nhận xét trong buổi Họp báo công bố Ngày hội Cotton Day VietNam 2022, chỉ trong vòng 6 tháng, có hơn 3.000 lô hàng dệt may của các nước nhập khẩu vào Mỹ đã bị cơ quan Hải quan Mỹ giữ lại để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ theo đạo luật chống lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA).
 
Theo đó, khi hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, Hải quan Mỹ có quyền giữ hàng trong vòng 5 ngày để kiểm tra và trong vòng 30 ngày doanh nghiệp phải cung cấp đủ các chứng từ liên quan đến chuỗi cung ứng để chứng minh nguồn gốc lô hàng không có xuất xứ từ bông Tân Cương (Trung Quốc).
 
Do vậy để giữ được thị trường Mỹ, theo ông Võ Mạnh Hùng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải minh bạch chuỗi cung ứng của mình.
 
"Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu số 1 mặt hàng bông của Mỹ. Tuy nhiên, những tháng gần đây thị trường bông toàn cầu biến động đến mức 'đột biến' về giá cả khiến cho doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Từ tháng 8, giá bông biến động “lên, xuống” đến 30%," ông Hùng cho biết.
 
 
8 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD bông Mỹ (Ảnh minh hoạ)
 
Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngành dệt may, theo Chủ tịch Hiệp hội Vitas đánh giá, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu toàn bộ bông từ nước ngoài với lượng nhập khẩu mỗi năm ở mức khoảng 4 tỷ USD.
 
Trong 8 tháng năm 2022, lượng bông nhập khẩu đã đạt khoảng 3 tỷ USD. Trong đó, bông Mỹ được lựa chọn nhiều nhất, chiếm trên 50% tổng nhu cầu nhập bông của Việt Nam.
 
Theo ông Vũ Đức Giang, nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may Việt Nam đang phải thay đổi theo hướng xanh để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng và các nước nhập khẩu. Nguyên liệu đầu vào là then chốt của việc chuyển đổi xanh này.
 
Ngoài ra, ông Giang cũng cho biết các doanh nghiệp dệt may cần phải có những chuyển đổi thích hợp để kịp thời thích ứng với những thách thức của thị trường. Đơn cử như việc hiện nay xuất khẩu ngành dệt may không còn chỉ phụ thuộc vào 5 thị trường truyền thống như trước đây (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) mà bắt đầu là chuyển dịch sang Nga và một số nước khác.
 
Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào một số nước lớn như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất khẩu vào 26/ 27 quốc gia ở EU. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển dịch tầm nhìn, mô hình hoạt động sang các nước như châu Phi, Mexico…
 
“Tôi tin rằng, trong thời gian tới, doanh nghiệp ngành dệt may vẫn thích ứng được, dù rằng quý IV này sẽ khó khăn, thậm chí khó khăn còn có thể kéo dài đến quý I/2023”, ông Vũ Đức Giang nhìn nhận.