• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.264,90 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 8:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.264,90   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   232,95   0,00/0,00%  |   UPCOM-INDEX   93,47   0,00/0,00%  |   VN30   1.310,94   0,00/0,00%  |   HNX30   506,51   0,00/0,00%
19 Tháng Chín 2024 8:50:50 SA - Mở cửa
Triển vọng nào cho kinh tế thế giới
Nguồn tin: XM Việt Nam | 15/11/2022 11:30:23 SA
Thế giới bất ổn, tiềm ẩn những rủi ro có thể mang tính bất ngờ. 
 
Kinh tế Mỹ tiềm ẩn khủng hoảng nợ đình lạm. Nỗi sợ này xuất phát từ dự báo về tình hình có thể xảy ra siêu lạm phát, khi mọi hành động của Fed hầu như không giúp lạm phát suy giảm mà vẫn ở mức cao trên 8%. Thông thường chúng ta đều cho rằng, chính những khủng hoảng về phía cung đã làm cho lạm phát tăng lên. Trên thực tế, người ta đã quên mất rằng các gói QE khổng lồ được tung ra do đại dịch Covid19 là nguyên nhân chính khiến cho các khủng hoảng nguồn cung thêm nghiêm trọng. Một nghiên cứu gần đây của một nhóm các nhà kinh tế cho rằng 60% lạm phát Mỹ là do nhu cầu tăng mạnh do kích thích kinh tế gây ra. Quỹ đầu cơ Elliott Management đã lên tiếng cảnh báo về những đợt sụt giảm lớn sẽ tiếp tục trên thị trường chứng khoán và khả năng xảy ra sự đổ vỡ từ bong bóng mọi thứ. Điều này xảy ra có thể sẽ kéo theo sự sụp đổ xã hội toàn cầu và làm tăng thêm các xung đột quốc tế.
 
 
(Giá Ngô vẫn ngang với thời điểm xảy ra cuộc chiến Nga – Ukraine)
 
Fed tăng lãi suất kiểu diều hâu, nhưng lạm phát Mỹ vẫn trên mức 8%. So với lãi suất hiện đang ở mức 4%. Thì dù cho lạm phát có suy giảm xuống thì Fed khó có thể đạt được mục tiêu “chính sách lãi suất dương (lãi suất – lạm phát >0). Để có thể đạt được điều này, có thể Fed sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất khiến cho suy thoái trở nên nhanh và khó kiểm soát hơn.
 
 
(Mối tương quan lãi suất và mức lạm phát Mỹ)
 
Nếu tăng lãi suất một cách tốc độ như hiện nay, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm có thể leo thang lên mức 10% làm tăng nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ. Điều này sẽ dẫn đến một kết luận: phương tiện chính sách thông thường của Fed (tăng lãi suất) không còn có thể kiểm soát lạm phát, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử của đồng USD. Một viễn cảnh u ám về kinh tế Mỹ có thể kéo theo sự sụp đổ của con tàu kinh tế thế giới.
 
Cuộc khủng hoảng năng lượng và sai lầm của Châu Âu.
 
Chiến tranh Nga - Ukraine khiến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải giành giật lấy nhiên liệu hóa thạch để vận hành các nhà máy và sưởi ấm các ngôi nhà trong mùa đông này. EU từng mạnh mẽ tẩy chay khí đốt tự nhiên của Nga và áp dụng nhiều biện pháp để trừng phạt Nga.
 
Mặc dù Châu Âu vẫn đang nhận được nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Mỹ, Na Uy và Algeria, và dự kiến sẽ mua tiếp từ Israel. Nhưng từng đó là không đủ và thực tế họ vẫn đang phải mua khí đốt tự nhiên từ Nga thông qua Trung Quốc với giá cao. Cả Nga và Trung Quốc đều hưởng lợi, và người Châu Âu vẫn phải trả tiền nhiều hơn cho ít năng lượng hơn. Một số ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng của Châu Âu có thể sẽ còn phải kéo dài vài năm.
 
Thiếu lương thực, nạn đói đe dọa thế giới
 
Giám đốc điều hành chương trình lương thực thế giới của LHQ, ông David Beasley, đã cảnh báo kể từ thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng COVID về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu có tính “tàn phá” có thể dẫn đến nạn đói với tỷ lệ rất lớn ở hàng chục quốc gia.
 
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng trên toàn cầu đã bị gián đoạn vì các biện pháp hạn chế phòng, chống dịch, gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực ở những nước nghèo. Năm nay, cùng với hạn hán và mưa lũ, căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình khi giá năng lượng, thực phẩm và phân bón tăng cao. Mặc dù hiện nay hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen được nối lại, nhưng thực phẩm vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người do giá cao và các “cú sốc” thời tiết. Số người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên toàn thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảnh báo, xung đột Nga-Ukraine cùng với tác động kéo dài do Covid-19 gây ra đối với thương mại sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chưa từng có.
 
 
(Giá lúa mỳ kỳ hạn – XM)
 
Một lý do khiến giá lương thực tăng cao là Trung Quốc. Bắc Kinh đang dự trữ nhiều mặt hàng lương thực. Khi Nga bị chặn các tuyến thương mại, Trung Quốc đã nhập khẩu hàng hóa từ các tuyến thương mại đó. Có tin đồn rằng 40% lượng ngũ cốc xuất khẩu tháng 4 của Ukraine đã cập cảng Trung Quốc. Bloomberg đưa tin: “Vào giữa năm 2022, Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng Trung Quốc sẽ nắm giữ 69% dự trữ ngô của thế giới, 60% gạo và 51% lúa mì”.
 
Một thế giới bất ổn, người dân hãy tự chuẩn bị cho mình những kiến thức kinh tế để có thể có kế hoạch vượt qua thời điểm bão táp nhất.
 
Các bạn có thể tham khảo và đầu tư giao dịch nhiều sản phẩm tiềm năng tại XM Broker. XM hiện cung cấp spread thấp cho tất cả các khách hàng, bất kể loại tài khoản hay khối lượng giao dịch. XM không phụ phí, không ẩn phí , không thu phí hoa hồng và nạp rút. Bên cạnh đó, định hướng phát triển của XM chính là cung cấp kiến thức cho tất cả các khách hàng thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp học MIỄN PHÍ với sự giảng dạy của các chuyên viên hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch. Vì vậy, XM sẽ là 1 lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư khi bắt đầu hành trình giao dịch của mình.
 
 
 
Harry Tuấn Anh - Giảng viên tại XM