• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:09:47 CH - Mở cửa
Áp lực trả nợ vốn vay, doanh nghiệp đối mặt với khả năng phải 'bán mình'
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 17/11/2022 8:36:06 SA
Dẫu biết hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) là lẽ tự nhiên trên thị trường, nhưng nhìn vào thực trạng các doanh nghiệp (DN) Việt đang đối mặt áp lực về dòng vốn vay, lãi suất, giá cổ phiếu xuống thấp giữa lúc thị trường chứng khoán có nhiều biến động. Để rồi có thể phải rơi vào tình cảnh “bán mình” vẫn là điều đáng buồn.
 
 
Trong báo cáo cập nhật mới đây của Công ty chứng khoán MB (MBS) về CTCP tập đoàn Hoà Phát (HPG) có cho rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh có khó khăn trong ngắn hạn. Với áp lực từ tỷ giá đã khiến chi phí tài chính của Hòa Phát tăng trưởng đột biến, điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế trong Quý 3/2022 giảm 1.786 nghìn tỷ đồng (tương ứng giảm 117% so với cùng kỳ năm ngoái).
 
“Mồi ngon” của khối ngoại
 
Còn với tầm nhìn trung và dài hạn, phía HPG sẽ vẫn duy trì vị thế dẫn đầu ngành thép, có kế hoạch phát triển, mở rộng năng lực sản xuất, chủ động trong nguyên liệu đầu vào trong tương lai, kỳ vọng nền kinh tế 2023 giảm áp lực và dần phục hồi trong 2024 tạo bước đệm phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

 
Các DN ngành thép đối diện với “khủng hoảng lớn” phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30%-40% để có dòng tiền hoạt động với chi phí lãi vay rất cao, trong lúc chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo.
 
Cần để ý thêm, trong danh sách các doanh nghiệp (DN) đang được khối ngoại “săn” khi giá cổ phiếu xuống thấp vào những ngày gần đây thì HPG là một trong những tên tuổi hàng đầu. 
 
Như thông tin vào ngày 16/11 cho thấy lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào HPG cùng với 2 tên tuổi còn lại là STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín), KBC (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc).Theo giới phân tích, khi nhà đầu tư trong nước bán tháo cổ phiếu thì khối ngoại đã tăng tỷ lệ sở hữu tại nhiều DN nội tiềm năng như trường hợp HPG
 
Và nhìn vào tình hình hiện tại, có khả năng thời gian tới các thương vụ M&A có thể gia tăng trở lại sau giai đoạn ảm đạm, trong đó một phần là các công ty nước ngoài thâu tóm “mồi ngon” nhắm vào những công ty Việt Nam. Nhất là trong lúc các DN nội địa đối mặt áp lực về lãi suất vốn vay, dòng vốn bế tắc, khó tránh chuyện “bán mình” với giá rẻ cho đối tác ngoại. 
 
Trên thực tế, lãi suất vào đà tăng trong Quý 3/2022 đã và đang dần gây áp lực lên chi phí vay vốn của các DN. Như trường hợp HPG, lãi suất đi vay đã tăng trong Quý 3/2022 khiến cho dù dư nợ vay giảm so với quý trước, chi phí lãi vay quý này vẫn tăng 17% lên 837 tỷ đồng. 
 
Trong báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính gửi đến Thủ tướng Chính phủ, cũng có đề cập tình trạng các DN ngành thép đối diện với “khủng hoảng lớn” khi cung vượt mạnh cầu, trong khi đơn hàng xuất khẩu lẫn đơn hàng trong nước đồng loạt giảm mạnh. Nhiều DN phải bán sản phẩm thấp hơn giá vốn 30%-40% để có dòng tiền hoạt động với chi phí lãi vay rất cao, trong lúc chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo.
 
Nhiều ý kiến cho rằng khó khăn về dòng tiền, bao gồm vốn lưu động và vốn đầu tư trung, dài hạn đang đặt nhiều DN nội địa vào những tình thế hết sức cấp bách, khó khăn. Trên thực tế, DN ở một số ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực phản ánh các khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu vốn.
 
Điều đáng buồn giữa lúc “khô máu”
 
Đặc biệt là tình trạng cấp tín dụng vốn cho các DN theo kiểu nhỏ giọt dẫn đến việc DN thiếu vốn sản xuất, thiếu thành phẩm, cung cầu mất cân đối thì điều tất yếu là giá cả lại tăng lên. 
 
Cho nên, các tổ chức tín dụng cần thay đổi một số điều kiện cho vay và các tài sản khác để thế chấp khi mà các DN đã cạn vốn để họ tiếp cận vốn nhanh nhất. Có như vậy mới cứu được DN và tránh phải tình trạng chấp nhận “bán mình” với giá rẻ cho các nhà đầu tư ngoại. 
 
Trong khi đó, theo Ts. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia, các DN Việt Nam đang kinh doanh giữa bối cảnh chênh lệch “lãi suất – lạm phát” rất cao, khi lạm phát trong nước chỉ hơn 3% nhưng lãi suất hơn 10%, còn lạm phát các nước phương Tây 10%, lãi suất lại chỉ 2,5%. 
 
Bên cạnh việc lưu ý khối ngoại có dấu hiệu trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Nghĩa cũng chỉ rõ tình trạng của nhiều DN nội địa hiện đang “khô máu” khi tiền không có trong lưu thông. Trong khi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đang rất lớn dẫn tới lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại lại tăng rất nhanh. 
 
Còn theo bộ phận phân tích của Công ty chứng khoán ACB (ACBS), trong tháng 10/2022 vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất ở ngành Ngân hàng và Bất động sản nhưng lại mua ròng ở nhiều ngành như Thực phẩm, Đồ uống & Thuốc lá, Bán lẻ, Năng lượng và Tư liệu sản xuất.
 
Thực ra, ngoài áp lực về vốn vay và lãi suất, xét về mối lo DN nội “bán mình” thông qua M&A, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, đây cũng là lẽ tự nhiên trên thị trường. Thậm chí đó còn là một lối thoát cho những DN khi bị thua lỗ, quản trị yếu kém, không thể chống đỡ nổi trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
 
Theo ông Dũng, khi đã nhắm đến việc “bán mình” cho khối ngoại, nếu như các DN nội địa cảm thấy thu lại tiền đã đủ rồi thì hoàn toàn có thể M&A khi mà chi phí ngày càng phình to ra với nhiều vấn đề phát sinh.
 
Tuy vậy, bên cạnh việc khối ngoại gom mạnh cổ phiếu giá rẻ của các DN nội địa trong nửa đầu tháng 11 này, xét về thị trường M&A trong 10 tháng năm 2022 cho thấy chỉ đạt 350 thương vụ (giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái), tổng giá trị đạt 5,7 tỷ USD (giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021). Đây được xem là bước đi xuống khi giảm mạnh cả số thương vụ, quy mô, tổng vốn đầu tư và giá trị. 
 
Các lĩnh vực sôi động nhất là hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là bán lẻ, năng lượng, bất động sản. Theo Ts. Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, dự kiện thị trường trong năm 2023 có thể tốt hơn, do có những thương vụ đã bàn bạc rất lâu rồi, có thể đi đến giai đoạn chốt giá.
 
Tựu trung lại, dẫu biết M&A là lẽ tự nhiên trên thị trường, có lúc tăng lúc giảm, nhưng nhìn vào tình trạng các DN Việt đang đối mặt áp lực về dòng vốn, lãi suất, tuột giá cổ phiếu để rồi phải rơi vào vòng xoáy “bán mình” thì vẫn là điều đáng buồn, nhất là vào thời điểm không thích hợp như hiện giờ khi nhiều DN đang “khô máu”.