• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.282,46 -3,00/-0,23%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:25:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.282,46   -3,00/-0,23%  |   HNX-INDEX   227,77   -1,44/-0,63%  |   UPCOM-INDEX   92,13   -0,57/-0,62%  |   VN30   1.360,40   -2,29/-0,17%  |   HNX30   494,55   -3,77/-0,76%
21 Tháng Mười 2024 2:32:32 CH - Mở cửa
Kinh doanh thua lỗ, EVN vẫn giữ ngôi quán quân 'vua tiền mặt'
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/11/2022 1:59:17 CH
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp thiếu vốn để hoạt động sản xuất và kinh doanh, thì “ông lớn” doanh nghiệp Nhà nước là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại có hơn 108 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
 
Nếu có cuộc chạy đua nắm giữ tiền mặt trong giới doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại thời điểm hiện nay, có thể nói EVN chắc chắn giành vị trí quán quân.
 
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 của EVN, tổng lượng tiền mặt và tiền gửi của tập đoàn là hơn 108.000 tỷ đồng, giảm hơn 24.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
 
Cụ thể, tiền mặt và tiền gửi của EVN tại ngày cuối quý II là 32.889 tỷ đồng, khoản tiền gửi ngắn hạn là 75.436 tỷ đồng. Tổng tiền mặt và tiền gửi hơn 108.000 tỷ đồng. Trong gần 33.000 tỷ đồng tiền mặt thì có hơn 23.000 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn.

 
Kinh doanh thua lỗ, nhưng "vua tiền mặt" EVN có hơn 108 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
 
Tổng tài sản của Tập đoàn trên 673.157 tỷ đồng, giảm hơn 32.200 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Như vậy, tiền mặt và tiền gửi chiếm 16% tổng tài sản của EVN.
 
Mặc dù đang nắm giữ lượng tiền mặt khá lớn, nhưng báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp này cho biết  không mấy khả quan. Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 là 221.231 tỷ đồng, tăng so với mức doanh thu cùng kỳ năm 2021 là 211.631 tỷ đồng.
 
Mặc dù doanh thu tăng nhưng do giá vốn bán hàng tăng mạnh, lên tới 225.448 tỷ đồng, khiến cho lợi nhuận gộp của EVN lỗ hơn 4.200 tỷ đồng.
 
Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh nếu trừ đi chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 16.586 tỷ đồng.
 
Tại báo cáo tài chính của công ty mẹ cũng ghi nhận doanh thu 189.194 tỷ đồng, trong đó lỗ gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 13.398 tỷ đồng và lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh sau thuế là 22.215 tỷ đồng.
 
Nguyên nhân kinh doanh lỗ được EVN lý giải do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện như than, dầu, khí tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao, gây khó khăn cho tình hình tài chính.
 
Đáng nói, mặc dù Tập đoàn Điện lực đang có hơn 108 nghìn tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, nhưng báo cáo tài chính cho thấy đến hết quý II/2022, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 442.477 tỷ đồng, gồm nợ ngắn hạn là 152.197 tỷ đồng và nợ dài hạn là 290.279 tỷ đồng, đều giảm so với đầu năm. Đồng thời, vốn chủ sở hữu của tập đoàn là trên 230.679 tỷ đồng, giảm 17.231 tỷ đồng so với đầu năm.
 
Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào sở hữu lượng tiền mặt lớn sẽ thể hiện sức mạnh nội tại của mình, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quyết định, chớp lấy thời cơ, giành lợi thế trên thị trường. Tuy nhiên, việc giữ tiền mặt trong túi cũng đầy rủi ro khi tỷ giá, lạm phát tăng cao… Đặc biệt, việc giữ tiền mặt lớn triền miên năm này qua năm khác lại thể hiện việc bế tắc trong kênh đầu tư mới.
 
Lãnh đạo một doanh nghiệp Nhà nước khi được hỏi về lượng tiền lớn gửi ngân hàng cho biết, đây là nguồn tiền nhàn rỗi khi chưa có kênh đầu tư khả thi nên chọn gửi tại một vài ngân hàng thương mại có lãi suất cao. Nguồn tiền này đóng vai trò dự phòng cho doanh nghiệp khi có dự án, cơ hội đầu tư đến có thể triển khai ngay.
 
Tuy nhiên, vị lãnh đạo cũng thừa nhận việc đầu tư và làm gia tăng vốn Nhà nước ai cũng muốn nhưng nhiều khi không được như mong đợi. Trong bối cảnh để tiền trong túi còn rủi ro thì việc nghiên cứu chiến lược đầu tư mới, đầu tư vào cái gì luôn khiến các lãnh đạo đau đầu nhất.