• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 8:51:03 CH - Mở cửa
Tỷ giá USD hôm nay 22/12: Quay đầu tăng nhẹ
Nguồn tin: VTC News | 22/12/2022 8:45:52 SA
 Tỷ giá USD hôm nay tăng nhẹ sau phiên giảm giá trước đó.
 
Ngày 22/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam niêm yết tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ như sau: 
 
Tỷ giá các ngoại tệ khác niêm yết tại ngân hàng Vietcombank:
 
 
Tỷ giá các ngoại tệ khác niêm yết tại ngân hàng Vietcombank:

 
Trên thị trường "chợ đen", USD được giao dịch ở mức 24.080 - 24.180 VND/USD (mua - bán).
 
Giá USD hôm nay
 
Hiện 1 euro đổi 1,06 USD. 1 bảng Anh đổi 1,208 USD. 1 USD đổi 132,41 yên. 1 USD đổi 1,360 đô la Canada. 1 đô la Úc đổi 0,670 USD.
 
Tỷ giá USD hôm nay tăng nhẹ sau khi giảm trong phiên trước trong bối cảnh đồng yên Nhật tăng sau khi Ngân hàng Nhật Bản gây “chấn động” toàn cầu với những “pha” điều chỉnh chính sách.
 
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tiến hành điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, cho phép lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm biến động 50 điểm cơ bản so với mốc mục tiêu 0%, và tăng từ 25 điểm cơ bản so với trước. Đây là nỗ lực của BOJ nhằm hạn chế tác động từ các biện pháp kích thích tiền tệ trong thời gian qua.
 
Điều này đã đi ngược lại hoàn toàn so với quyết sách của Nhật Bản trước đó. Hôm 20/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức -0,1%, đồng thời quyết định tăng đáng kể tỷ lệ mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, khẳng định duy trì lập trường chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của mình.
 
Động thái của BOJ có thể sẽ gây áp lực lên đồng USD nhưng các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết, hiện vẫn còn nhiều dư địa để USD tăng giá.
 
Vào phiên giao dịch ngày 21/12, giá USD đã giảm tới 4% so với đồng yên Nhật, mức giảm theo tỷ lệ phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ năm 1998. Tuy nhiên, đồng bạc xanh đã phục hồi vào phiên 22/12 và tăng 0,4%, đạt mức 132,28 yên.
 
Trong báo cáo nghiên cứu hôm 22/12, Goldman cho biết hướng đi của đồng yên phụ thuộc vào động thái của BOJ trong thời gian tới, coi đó là một sự điều chỉnh kỹ thuật như Ngân hàng trung ương đã chỉ ra hoặc là sự bắt đầu của một chế độ chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn.
 
Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell trong cuộc họp chính sách tháng 12 cho biết, Ngân hàng trung ương nước này sẽ đưa ra nhiều đợt tăng lãi suất hơn vào năm tới, ngay cả khi nền kinh tế trượt dốc trước nguy cơ suy thoái.

 
Diễn biến tỷ giá USD những ngày gần đây. (Nguồn: Trading view)
 
Trước đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng đã giảm dần tốc độ tăng lãi suất xuống mức 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tháng 12, sau bốn lần tăng lãi suất 75 bps liên tiếp. Các nhà giao dịch hợp đồng tương lai quỹ của Fed đang định giá lãi suất sẽ đạt mức cao nhất vào khoảng 4,85% vào tháng 5, trước khi giảm xuống 4,37% vào cuối năm nay.
 
Theo chuyên gia kinh tế Jim Cramer, trước tình hình lạm phát ở Mỹ, Fed vẫn đang đẩy mạnh chính sách tăng lãi suất. Ông cũng nhấn mạnh, để nền kinh tế được ổn định, suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi, đồng thời khẳng định lại sự quyết liệt của Fed trong cuộc chiến chống lạm phát.