• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:31:05 CH - Mở cửa
Công nghiệp hóa chất châu âu gặp khó khi chi phí sản xuất tăng mạnh
Nguồn tin: FireAnt | 27/12/2022 7:20:00 SA
Theo Hội đồng công nghiệp hóa chất châu âu (CEFIC), lần đầu tiên từ trước đến nay khối lượng và giá trị hóa chất nhập khẩu vào các nước EU đã cao hơn xuất khẩu, dẫn đến thâm hụt thương mại 5,6 tỉ Euro trong nửa đầu năm 2022. Trên thị trường toàn cầu, các công ty công nghiệp hóa chất - một trong những ngành sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng nhất - tại các nước châu âu đang vất vả cạnh tranh với các công ty từ những khu vực khác có giá năng lượng thấp hơn.
 
CEFIC cho biết, hàng trăm doanh nghiệp hóa chất châu âu đã rơi vào nguy cơ ngừng hoạt động, một số doanh nghiệp đã bắt đầu phải đóng cửa. CEFIC mong muốn Ủy ban châu âu và các quốc gia thành viên chấp thuận một kế hoạch toàn châu âu nhằm hạn chế tác động của giá năng lượng cao, tăng nguồn cung năng lượng và khuyến khích giảm tiêu thụ năng lượng.
 
Các công ty châu âu đã bị ảnh hưởng nặng nề khi Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung khí thiên nhiên. Trong báo cáo mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết nguồn cung khí thiên nhiên của Nga đến châu âu đã giảm 50% kể từ đầu năm. IEA dự báo tình hình thắt chặt nguồn cung sẽ tiếp tục cho đến năm 2023 và sẽ trở nên càng tồi tệ hơn.
 
Cảnh báo của CEFIC được đưa ra sau khi Công ty BASF - công ty sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới tính theo thu nhập - công bố thu nhập ròng quý 3/2022 chỉ đạt 909 triệu Euro, thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước (1.253 triệu Euro). BASF đã phải chấp nhận khoản thua lỗ 740 triệu Euro ở công ty con Wintershal Dea - công ty dầu khí tham gia vận hành đường ống vận chuyển khí thiên nhiên Nord Stream từ Nga. BASF cũng đã mất 1,1 tỉ Euro vì dự án Nord Stream 2 bị hủy bỏ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ucraina.     
 
Nhưng ngay cả khi không tính các khoản thua lỗ như trên, thu nhập của BASF cũng giảm 28% so với năm 2021, mặc dù doanh số chung cả quý tăng 12%, đạt gần 22 tỉ Euro. Khối lượng hàng bán giảm so với năm trước, nhưng doanh số tăng nhờ được bù đắp một phần do BASF tăng giá bán sản phẩm và nhờ một số tác động có lợi của tỷ giá hối đoái.
 
Ban Giám đốc BASF đánh giá, nguyên nhân của sự suy giảm lợi nhuận trong quý 3 là tình hình chung bất lợi tại châu âu, cụ thể là giá năng lượng và nguyên liệu tăng cao. Công ty đã đáp ứng lại bằng kế hoạch cắt giảm chi phí nhanh chóng tại các cơ sở trong khu vực, đặc biệt là tại Đức. Khi kế hoạch này hoàn thành vào cuối năm 2024, BASF dự kiến sẽ đạt được hiệu quả tiết kiệm mỗi năm 500 triệu Euro. 
 
Giá khí thiên nhiên đang tăng cao trên khắp châu âu đã trở thành vấn đề đau đầu đối với tất cả các công ty hóa chất, nhất là tại Đức - quốc gia trước đây phụ thuộc rất nhiều vào khí thiên nhiên của Nga. Đặc biệt, Công ty BASF đang vận hành nhà máy sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới tại Ludwigshafen (Đức) nên rất dễ bị tổn thương. 
Theo một nhà phân tích tại Công ty Berenberg (Anh), có thể mất đến 5 năm trước khi quá trình quốc tế hóa giá khí thiên nhiên đạt đến điểm giúp cho các công ty châu âu có thể thực sự cạnh tranh về mặt chi phí năng lượng.
 
Kế hoạch cắt giảm chi phí của BASF không phải là điều bất ngờ, nhưng các nhà phân tích tin rằng Công ty sẽ ít có khả năng cắt giảm chi phí nghiên cứu và triển khai. Năm 2021 BASF đã chi 2,2 tỉ Euro cho lĩnh vực này. Hoạt động nghiên cứu và triển khai có tầm quan trọng đặc biệt đối với thành công của các doanh nghiệp hóa chất, nhất là trong lĩnh vực nông hóa - bộ phận chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động của BASF. 
 
Nhìn rộng hơn, các nhà quan sát tin rằng việc cắt giảm chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai sẽ ít có ý nghĩa trong ngành hóa chất. Phần lớn các công ty hóa chất lớn trên thế giới đều tập trung vào việc mở rộng lĩnh vực hóa chất chuyên dụng - lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào hoạt động nghiên cứu và triển khai. Thay vào đó, nhiều khả năng là các công ty sẽ tìm cách tiết kiệm chi phí ở những lĩnh vực khác. Ví dụ, các biện pháp cải cách cơ cấu mà BASF đã tuyên bố có thể liên quan đến việc giảm sản xuất những hóa chất cơ bản tiêu tốn nhiều khí thiên nhiên ở các nhà máy châu âu, đặc biệt là amoniăc. BASF đang xem xét nhập khẩu những hóa chất như vậy từ bên ngoài châu âu để sử dụng cho các quá trình chế biến tại các nhà máy ở châu âu. Sản xuất amoniăc tiêu tốn rất nhiều khí thiên nhiên, vì vậy chuyển sang nhập khẩu có thể giúp tiết kiệm nhiều chi phí.   
 
Trong khi tất cả các doanh nghiệp hóa chất châu âu đều phải vất vả vật lộn với tình hình giá năng lượng và nguyên liệu tăng cao, các công ty hóa chất Đức đang đứng trước những thách thức đặc biệt lớn. Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Đức (VCI) xác nhận tình hình đang xấu đi một cách nhanh chóng. Niềm tin của các doanh nghiệp đang xuống những mức rất thấp như trong thời kỳ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng tình hình hiện nay lại không có triển vọng sẽ cải thiện nhanh. Giám đốc điều hành của VCI lo ngại: “Nếu các công ty hóa chất phải cắt giảm hoặc thậm chí ngừng sản xuất do chi phí năng lượng tăng cao thì điều đó sẽ là thảm họa đối với nước Đức. Không có công nghiệp hóa chất, kinh tế Đức sẽ đình trệ“.
 
Tuy nhiên, chính những lo ngại như vậy lại đang xảy ra. Một số công ty hóa chất Đức đang phải cắt giảm sản xuất ở quy mô lớn. Khảo sát mới đây của VCI cho thấy, 34% các công ty ở khu vực sản xuất hóa chất quan trọng của Đức là North Rhine-Westphalia đã phải cắt giảm sản xuất, trong khi đó 13% đã dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài và 56% cắt giảm kế hoạch đầu tư trong năm tới. Tình hình này đã dẫn đến sự thắt chặt nguồn cung một số nguyên liệu hóa chất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất cuối dòng.    
 
 Theo Công ty tư vấn PwC Global energy, hiện đang diễn ra tình trạng cắt giảm sản xuất hóa chất ở châu âu và nhập khẩu amoniăc từ Trung Đông để thay thế sản xuất amoniăc tiêu tốn nhiều năng lượng ở Đức và châu âu. Tất cả các ngành sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng ở châu âu (hóa chất, xi măng, thủy tinh,giấy...) đều đang cắt giảm chi phí ở mức tối đa có thể, trong khi hy vọng sẽ được miễn giảm một phần thuế do giá khí thiên nhiên tăng cao. 
 
Chi phí năng lượng tại châu âu đang cao gấp 6-7 lần ở Mỹ, vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh của châu âu. Mỹ hiện không thiếu khí thiên nhiên hoặc năng lượng, đồng thời lại đang bán khí thiên nhiên hóa lỏng cho châu âu với giá cao. Các doanh nghiệp hóa chất toàn cầu tại châu âu bị ảnh hưởng nặng nề và đang tập trung cải thiện hiệu quả năng lượng, thay thế nguồn cung hoặc dịch chuyển sang những khu vực như Mỹ với chi phí sản xuất thấp hơn. Tình hình tương tự cũng đang xảy ra đối với các công ty hóa chất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi có giá năng lượng nằm ở mức giữa giá năng lượng của Mỹ và châu âu nhưng đang bị ảnh hưởng trực tiếp vì nhu cầu giảm sút của Trung Quốc.
 
Tuy nhiên, công nghiệp hóa chất là ngành sản xuất hoạt động trên toàn cầu. Vài tháng gần đây, nhiều công ty có trụ sở tại Mỹ cũng đã phải đưa ra cảnh báo về lợi nhuận giảm do giá năng lượng cao ở châu âu và nhu cầu giảm cả ở châu âu cũng như Bắc Mỹ. Tất cả các công ty hóa chất như Eastman, Dow Chemical, Chemours, Olin đều đã thể hiện mối lo ngại là triển vọng kinh tế toàn cầu đang xấu đi nhanh hơn dự kiến.