• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:28:03 CH - Mở cửa
Đồng Nai: Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế
Nguồn tin: Báo Đồng Nai | 30/12/2022 6:10:00 SA
Từ tháng 10-2022, nhiều doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai cũng như cả nước bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu khi các đơn hàng bị cắt giảm, sản xuất phải co hẹp. Qua khảo sát gần 320 DN trong khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, có đến 260 DN cho biết bị ảnh hưởng.
 
https://fireant.vn/charts
 
Công ty TNHH FICT Việt Nam ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2 vẫn duy trì sản xuất ổn định dù đơn hàng có giảm. Ảnh: H.Giang
 
Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, đến nay đã có 36 DN dự tính phải tạm dừng hoạt động sản xuất trong thời gian tới vì thiếu đơn hàng. Những công ty ngưng sản xuất gồm cả DN có vốn đầu tư trong nước lẫn DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó, đa số thuộc lĩnh vực dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ.
 
* Nhiều ngành thu hẹp sản xuất
 
Qua tìm hiểu các DN trên địa bàn tỉnh thì được biết, đa số chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, cuộc chiến giữa Nga - Ukraine, suy giảm kinh tế toàn cầu. Những vấn đề trên đã dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá đầu vào của nguyên liệu sản xuất, xăng dầu, cước vận tải tăng cao. Tiếp đến là lạm phát, biến động tỷ giá, sức mua trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là những thị trường lớn như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… Thị trường bị thu hẹp, DN cùng ngành hàng của các nước đều phải chạy đua trong giành thị phần.
 
Ông Vũ Đình Quân, Giám đốc phát triển bền vững Công ty CP Taekwang Vina Industrial ở KCN Biên Hòa 2 (TP.Biên Hòa) cho biết: “Cuối năm 2022, đơn hàng của công ty giảm khoảng 20% so với dịp đầu năm nên sản xuất bị thu hẹp. Thế nhưng, Taekwang Vina vẫn còn may mắn hơn nhiều công ty trong ngành là vẫn có đơn hàng và việc làm cho người lao động, không phải tạm dừng sản xuất hoặc cho lao động nghỉ việc không lương 2-3 ngày/tuần”.
 
Năm 2022, dù tình hình kinh tế thế giới khó khăn nhưng Đồng Nai vẫn nỗ lực vượt qua, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Năm tới, Đồng Nai vẫn kỳ vọng DN sẽ ứng phó linh hoạt vượt qua trở ngại tiếp tục phục hồi và giữ được mức tăng trưởng khá.
 
Cũng theo ông Quân, tình hình khó khăn của ngành giày dép có thể tiếp diễn đến giữa hoặc hết quý II-2023, sau đó mới phục hồi. Do đó, các DN giày dép rất mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ DN giữ chân được người lao động để khi kinh tế phục hồi, đơn hàng tăng sẽ có đủ nhân lực phục vụ cho sản xuất.
 
Vừa qua, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã tổ chức hội nghị giao ban gặp gỡ với DN trong các KCN trên địa bàn tỉnh nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ giúp DN hoạt động hiệu quả, vượt qua khó khăn. “Suy giảm kinh tế toàn cầu, chuỗi cung ứng đứt gãy, lạm phát, biến động tỷ giá đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất công nghiệp của Đồng Nai cũng như cả nước. Nhiều DN trong KCN phải thu hẹp sản xuất vì thiếu đơn hàng. Một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề là dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ. Ban Quản lý đã tiến hành gặp gỡ các DN để nghe phản hồi những vướng mắc, kịp thời tháo gỡ để DN thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh” - bà Dương Thị Xuân Nương, Phó trưởng ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho hay.
 
* Cố gắng trụ vững
 
Trong số những DN được khảo sát, chỉ có khoảng 20% phản hồi là không bị ảnh hưởng, còn lại đều chịu tác động tiêu cực do đơn hàng giảm. Vì thế, nhiều DN trong KCN tại Đồng Nai đã chuẩn bị để đối phó với tình hình có thể sẽ khó khăn hơn trong quý I, II-2023. Theo các chuyên gia kinh tế, DN trụ vững trong 2 quý tới sẽ có nhiều cơ hội trở mình để hồi phục và tăng tốc.
 
Ông Lê Đức Vinh, Giám đốc Hành chính - nhân sự Công ty TNHH FICT Việt Nam (thuộc KCN Biên Hòa 2) chia sẻ: “Gần 3 năm nay, FICT gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, chiến sự giữa Nga - Ukraine khiến cho thị trường biến động khó lường. Trong 3 quý đầu năm 2022, ngành sản xuất điện tử và linh kiện phục hồi khá tốt, nhưng sang quý IV-2022, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sức mua yếu, nhiều nhà máy trên thế giới phải giảm công suất, đơn hàng với FICT cũng giảm gần 20% so với dịp đầu năm nay”. Ông Vinh cho biết thêm, công ty đang tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ để duy trì sản xuất ổn định qua giai đoạn khó khăn tới. Dự tính, quý III năm sau mới bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại.
 
Năm tới, Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại, đây vừa là cơ hội lẫn thách thức cho DN Việt Nam cũng như Đồng Nai. Trong đó, DN nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ thị trường trên sẽ bớt nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, đây cũng là thị trường DN Đồng Nai xuất khẩu nhiều hàng hóa. Đan xen trong đó, DN cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt với mặt hàng cùng loại của DN Trung Quốc tại sân nhà lẫn xuất khẩu vào những thị trường lớn như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
 
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý: “Nhiều nhóm hàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn về đầu ra tại những thị trường lớn trên thế giới. DN nên tái cơ cấu, chủ động tìm cách mở thêm thị trường khác để duy trì sản xuất, kinh doanh. Về phía Bộ Công thương sẽ hỗ trợ DN bằng cách tiến hành tổ chức nhiều đợt xúc tiến thương mại ở trong nước, nước ngoài để kết nối tiêu thụ sản phẩm”.