• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   224,77   +0,15/+0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,53   +0,09/+0,10%  |   VN30   1.297,81   0,00/0,00%  |   HNX30   478,72   +0,92/+0,19%
05 Tháng Mười Hai 2024 9:15:34 SA - Mở cửa
WB đánh giá tác động của RCEP đối với Việt Nam
Nguồn tin: Vietnam+ | 28/04/2022 7:32:00 CH
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo mới, phân tích những cơ hội và thách thức của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Theo các chuyên gia WB, Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP.
 
Thỏa thuận về việc thành lập khu thương mại tự do lớn nhất thế giới này đã được ký kết tại Hà Nội tháng 11/2021 và có hiệu lực ngày 1/1/2022. RCEP bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. 15 quốc gia này chiếm gần 1/3 tổng GDP, cũng như dân số toàn cầu và 1/4 thương mại hàng hóa toàn cầu.
 
Trong báo cáo mới này, các chuyên gia của WB đưa ra 4 kịch bản cho các hoạt động của RCEP. Trong đó, kịch bản thứ nhất là giai đoạn bắt đầu và kịch bản thứ tư được đánh giá là lạc quan nhất.
 
Theo kịch bản thứ nhất, trong giai đoạn năm 2020-2035, Việt Nam sẽ giảm mức áp thuế nhập khẩu trung bình từ 0,8% xuống 0,2%, trong khi được hưởng mức thuế xuất khẩu giảm từ 0,6% xuống 0,1%. Theo kịch bản này, tăng trưởng thu nhập của Việt Nam gần bằng 0 và xuất - nhập khẩu thậm chí còn giảm.
 
Kịch bản thứ 4 là kịch bản lạc quan nhất, khi tận dụng được mọi lợi ích, Việt Nam sẽ có mức thu nhập cao nhất trong số các nước thành viên RCEP. Mức thu nhập của Việt Nam tăng 4,9% so với ngưỡng cơ bản, cao hơn các nước khác có thu nhập tăng chỉ khoảng 2,5%. Tất cả các nước thành viên RCEP đều sẽ chứng kiến xuất - nhập khẩu tăng, trong đó Việt Nam dự kiến đạt mức tăng xuất khẩu cao nhất với 11,4%, đặc biệt là xuất khẩu thiết bị điện, máy móc, hàng dệt và quần áo. Tương tự, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng đáng kể, ở mức 9,2%.
 
Một yếu tố quan trọng là quy tắc xuất xứ của hàng hóa được sử dụng để cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA). Doanh nghiệp sẽ có thể sản xuất các sản phẩm của mình bằng cách nhận nguyên liệu thô từ các nước thành viên RCEP và bán chúng cho các thành viên RCEP với mức thuế giảm và chi phí thấp hơn. Báo cáo dự đoán tăng lương cho lao động Việt Nam sẽ nhanh hơn so với các thành viên khác, cũng như sự gia tăng tầng lớp trung lưu. Báo cáo của WB cho biết thêm việc đơn giản hóa các thủ tục như hải quan và quy tắc xuất xứ sẽ giúp giảm bớt tình trạng quan liêu, cho phép nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia.
 
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề chính của Việt Nam là ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh cao không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà còn trong lĩnh vực dịch vụ.
 
Giáo sư Vladimir Mazyrin - chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, đồng thời là người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông (IFES) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), cho rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi nhiều nhất và có nhiều tiềm năng để tăng sản xuất và ngoại thương, tái cơ cấu nền kinh tế để quốc gia này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã sẵn sàng và có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ này, với những kinh nghiệm của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trong một số lượng lớn các FTA.