• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
05 Tháng Mười Hai 2024 2:13:30 SA - Mở cửa
Lộ diện doanh nghiệp nắm nhiều tiền mặt nhất trên sàn chứng khoán
Nguồn tin: Vietnam Daily | 18/05/2022 4:48:22 CH
Thống kê cho thấy, có tới 16 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam đang nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trên 10.000 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối quý 1/2022. 
 
Số liệu tiền mặt ở đây bao gồm cả tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm (được phân loại là đầu tư tài chính ngắn hạn). Thống kê này không tính đến các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và công ty chứng khoán.
Những doanh nghiệp nắm giữ tới cả chục nghìn tỷ tiền mặt đều là những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế từ hàng không, năng lượng, hàng tiêu dùng, bất động sản đến sắt thép hay ô tô như ACV, PV GAS, Vingroup, Vinamilk, Petrolimex, Sabeco, FPT, VEAM, Tập đoàn Cao su…

 
 Nguồn: BCTC quý 1/2022 của các doanh nghiệp.
 
Doanh nghiệp đang đứng đầu bảng là Tập đoàn Hoà Phát của vua thép Trần Đình Long với số dư tiền và tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 31/3/2022 lên tới 46.300 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD), chiếm 25% tổng tài sản. Con số này tăng hơn 5.600 tỷ so với đầu năm và gấp đôi so với cuối năm 2020.
Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền là 19.060 tỷ đồng (giảm 15% so với đầu năm), tiền gửi ngắn hạn là 27.249,3 tỷ đồng và tiền gửi dài hạn tại ngân hàng là 515 tỷ đồng.
Mặc dù sở hữu lượng tiền mặt lớn, tuy nhiên nợ vay của HPG vẫn tăng đều qua các năm do việc liên tục mở rộng quy mô hoạt động. Đến cuối tháng 3/2022, nợ phải trả là 86,9 nghìn tỷ đồng.
Trong khoản nợ 86.900 tỷ đồng thì Hòa Phát có khoảng 60.000 tỷ đồng nợ vay, tăng 4,8% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận hơn 46.260 tỷ đồng, tương đương tăng 5,7% so với đầu năm và vay và nợ thuê tài chính dài hạn ghi nhận gần 13.921 tỷ đồng, giảm 3,4%. Việc tăng cường vay ngắn hạn thay vì vay dài hạn sẽ giúp bớt đi gánh nặng lãi vay của Hòa Phát.
Ở diễn biến mới đây, trên trang chủ của Hòa Phát đã công bố thông tin về việc Hòa Phát sẽ vay 35.000 tỷ đồng, tương đương hơn 40% tổng vốn dự kiến rót vào dự án Dung Quất 2 từ 8 ngân hàng.
Doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt thứ hai là PV Gas với 33.700 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2022, đây là doanh nghiệp được mệnh danh là đại gia tiền mặt trong nhiều năm qua.

 
Tập đoàn Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long nắm lượng tiền mặt tương đương 2 tỷ USD.
 
3 doanh nghiệp nắm giữ trên 1 tỷ USD tiền gửi ngân hàng khác là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn FPT và Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR).
Các doanh nghiệp khác có lượng tiền mặt lớn là Vinamilk (21.500 tỷ đồng), Sabeco (19.600 tỷ đồng), Petrolimex (19.000 tỷ đồng), Novaland (18.500 tỷ đồng), Viettel Global (15.200 tỷ đồng), Tập đoàn Cao su (14.900 tỷ đồng), VEAM (14.400 tỷ đồng)...
Tại Thế Giới Di Động (MWG) có hơn 14.900 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trong đó, các khoản tiền gửi ngân hàng và trái phiếu nắm giữ có kỳ hạn 6 đến 1 năm chiếm gần 11.700 tỷ đồng với lãi suất dao động từ 5% đến 8,65%/năm. Riêng trong quý đầu năm, MWG đã thu về 211 tỷ đồng tiền lãi từ khoản mục này.
Đáng nói, MWG còn có tiền cho các công ty chứng khoán tại Việt Nam vay mượn. Theo đó, BCTC quý 1/2022 của doanh nghiệp này ghi nhận khoản phải thu về cho vay ngắn hạn với giá trị gần 940 tỷ đồng.
Trong đó, Chứng khoán HSC (HCM) vay 765 tỷ đồng và Chứng khoán VPS vay 158 tỷ đồng, còn lại là CTCP Đầu tư Đông Sài Gòn. Đây đều là các khoản cho vay với kỳ hạn ngắn từ 3 đến 6 tháng với lãi suất từ 6,4% đến 7% mỗi năm.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức