• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:01:29 CH - Mở cửa
Kinh tế thế giới có sẵn sàng đối mặt 'lạm phát đình trệ' trong 2022?
Nguồn tin: Vietnam+ | 04/05/2022 7:50:00 SA
Sau cú sốc kép của dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.
 
Năm ngoái, nhiều chuyên gia kinh tế đã kỳ vọng 2022 sẽ là năm kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Các doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động sau dịch COVID-19. Người tiêu dùng sẽ thoải mái tiêu tiền tiết kiệm cho các kỳ nghỉ và những hoạt động họ không thể làm trong thời kỳ đại dịch.
 
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, lạm phát đã tăng lên mức hai con số trong khi tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới ngừng trệ, gây nên "lạm phát đình trệ" (thuật ngữ mô tả sự kết hợp giữa giá cả tăng cao và tăng trưởng thấp).
 
Sau cú sốc kép của dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng.
 
Vì sao lạm phát đình trệ đáng lo ngại?
 
Các chuyên gia kinh tế cho biết lạm phát đình trệ là đáng ngại bởi khó có thể ngăn chặn một khi tình trạng này xảy ra. Lạm phát đình trệ cũng gây tác động nghiêm trọng và lâu dài đối với doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu và các hộ gia đình có mức lương thấp.
 
Các nhà hoạch định chính sách cũng lo ngại về nguy cơ lạm phát đình trệ do có rất ít công cụ tiền tệ để giải quyết vấn đề. Tăng lãi suất có thể giúp giảm lạm phát, song chi phí đi vay tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ lỏng có nguy cơ đẩy giá lên cao hơn.
 
Ngay cả trước cuộc xung đột Ukraine, giá cả đã tăng cao kỷ lục ở nhiều quốc gia, gồm Mỹ, Anh và Khu vực đồng euro (Eurozone), do đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng và thúc đẩy nhu cầu hàng hóa.
 
Cuộc xung đột làm trầm trọng thêm những vấn đề này bởi Nga và Ukraine cung cấp một lượng lớn khí đốt, dầu mỏ, lúa mỳ, phân bón và các nguyên liệu khác trên toàn cầu, đẩy giá năng lượng và lương thực tăng cao, đặc biệt ở châu Âu.
 
Tờ Financial Times (FT) dẫn lời ông Indermit Gill, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), cho biết đây là "cú sốc hàng hóa lớn nhất kể từ những năm 1970."
 
Ông nhận định giá cả có thể tăng cao hơn hiện tại nếu xung đột kéo dài hoặc các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga được áp đặt.
 
Cú sốc lạm phát đình trệ năm 2022 thực sự mang tính toàn cầu, với hầu hết các quốc gia ghi nhận xu hướng tăng giá bất ngờ và hoạt động kinh tế suy giảm trong vài tháng qua trong khi kỳ vọng tăng trưởng xấu đi.
 
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ đạt trung bình 3,3% trong năm nay, giảm so với mức 4,1% được dự đoán hồi tháng Một - trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Lạm phát toàn cầu được dự báo ở mức 6,2%, cao hơn 2,25 điểm phần trăm so với dự báo tháng Một.
 
Tác động lan tỏa trên diện rộng
 
Dự báo tăng trưởng tại châu Á đã được điều chỉnh giảm do cuộc xung đột ở Ukraine, nguồn cung tiếp tục bị gián đoạn cũng như nhu cầu yếu hơn do các đợt phong tỏa phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc. Mặc dù thấp hơn so với các khu vực khác, lạm phát tại châu Á cũng đang tăng sau khi giá thực phẩm và năng lượng tăng mạnh trên toàn cầu.
 
Ở một số nước Mỹ Latinh, đặc biệt là Brazil, chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng để kiềm chế lạm phát tăng cao khiến triển vọng kinh tế xấu đi nhanh chóng. Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) ngày 27/4 đã điều chỉnh giảm triển vọng tăng trưởng của khu vực.
 
Theo FT, Chủ tịch WB David Malpass cho biết tác động của cuộc xung đột ở Ukraine "đang được cảm nhận trên toàn thế giới khi giá năng lượng và lương thực tăng cao đang tác động đến những khu vực dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là ở châu Phi và Trung Đông."
 
Và không ngạc nhiên khi cú sốc kinh tế của cuộc xung đột được thấy rõ nhất ở châu Âu, đặc biệt là ở những nước phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt của Nga.
 
Châu Âu, với 40% tổng lượng cung khí đốt đến từ Nga, rất dễ bị tổn thương do gián đoạn nguồn cung năng lượng. Nhiều chuyên gia cảnh báo lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với khí đốt của Nga sẽ kích hoạt một trong những cuộc suy thoái sâu sắc nhất trong những thập kỷ gần đây ở Đức và Eurozone.
 
Các biện pháp trả đũa của Nga đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng cũng là mối đe dọa đối với triển vọng kinh tế của khu vực.
 
Theo chuyên gia Tom Holland tại công ty nghiên cứu Gavekal Research, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên tới Đức và các nền kinh tế EU khác, châu Âu sẽ phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng kinh tế mới, như cuộc khủng hoảng đồng euro năm 2011-2012 hoặc cuộc khủng hoảng COVID-19 năm 2020.
 
Ngay cả khi việc cung cấp khí đốt không bị ngừng lại, tăng trưởng của Eurozone đã chậm lại ở mức 0,2% trong quý 1/2022, trong khi lạm phát tăng lên mức cao kỷ lục 7,5%.
 
Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại công ty nghiên cứu kinh tế quốc tế Capital Economics, Andrew Kenningham, nhận định 2022 sẽ là một năm lạm phát đình trệ tại Eurozone. Ông chỉ ra rằng giá năng lượng cao khiến lạm phát tăng, thắt chặt thu nhập hộ gia đình và làm giảm niềm tin của doanh nghiệp.
 
Là nước sản xuất lớn, sử dụng nhiều năng lượng và là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Đức là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong sáu tháng qua, các nhà kinh tế đã giảm một nửa dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Đức, trong khi dự báo lạm phát cao gấp ba lần.
 
Nằm ngoài EU, nền kinh tế Anh cũng vẫn chịu áp lực giá năng lượng tương tự và thậm chí đối mặt với nguy cơ lạm phát cao kéo dài do giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao cùng với thị trường lao động thắt chặt tại nước này.
 
Mỹ cũng đang phải đối mặt với "rủi ro lớn nhất là lạm phát kịch tính và vòng xoáy giá cả tiền lương," theo nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu đầu tư Gavekal, Anatole Kaletsky. Lạm phát tại Mỹ đạt 8,5% vào tháng Ba và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong khi nền kinh tế suy giảm trong quý đầu tiên.
 
Áp lực giá trong nước do tiền lương tăng và lạm phát cơ bản cao, ảnh hưởng đến giá năng lượng và thực phẩm, đã thúc đẩy khả năng tăng lãi suất ở Anh và Mỹ.
 
 
Xung đột ở Ukraine tác động đến kinh tế thế giới. (Ảnh: THX/TTXVN)
 
Theo công cụ FedWatch của tập đoàn CME (tập đoàn điều hành sở Sàn giao dịch Chicago), khả năng lãi suất của Mỹ sẽ ở mức 1,5% vào tháng Sáu, trong khi Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp trong cuộc họp vào ngày 5/5, lên 1% khi quốc gia này đối mặt với tốc độ lạm phát cao nhất trong 30 năm.
 
Kinh tế thế giới có rơi vào suy thoái?
 
Câu hỏi giờ đây là cú sốc lạm phát đình trệ này sẽ kéo dài bao lâu, và liệu có hay không khả năng xảy ra một đợt một suy thoái kéo dài như những năm 1970 khi lạm phát tăng lên mức hai con số trong gần một thập kỷ do giá dầu tăng vọt sau khi các nước Arập giàu dầu mỏ ngừng xuất khẩu sang nhiều nước phương Tây.
 
Các chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù hiện nay giá hàng hóa tăng mạnh tương tự như những năm 1970, có nhiều điểm khác biệt so với thời kỳ đó. Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát sẽ chậm lại trong năm tới, chỉ ra rằng thế giới hiện nay ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hơn trước.
 
Các hộ gia đình giờ đây cũng có thể chịu được chi phí năng lượng cao hơn nhờ khoản tiền tiết kiệm được trong đại dịch. Nhiều nền kinh tế, chủ yếu là các nền kinh tế giàu có, đã thực hiện các biện pháp bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất khỏi tác động của giá cả tăng cao, bao gồm trợ cấp nhiên liệu và chi phí năng lượng.
 
Tuy nhiên, vẫn tồn tại các yếu tố gây bất ổn, bao gồm giá khí đốt tăng nhanh, thị trường lao động thắt chặt ở Mỹ và châu Âu, lãi suất tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp và hộ gia đình với thu nhập thực tế giảm mạnh do giá cả tăng.
 
Các chuyên gia dự báo lạm phát toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, trong khi kỳ vọng tăng trưởng đang xấu đi, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận kinh doanh và sức mua của các hộ gia đình, và các hộ gia đình thu nhập thấp vẫn sẽ là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất./.