Ngoài việc nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên, Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG (TNG) còn không ngừng sáng tạo đổi mới bằng việc áp dụng công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, công tác chuyển đổi số trong quản lý kiểm tra chất lượng. Tất cả các khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm của TNG đều được ứng dụng chuyển đổi số, góp phần hiệu quả để công ty đưa ra những chính sách phù hợp cho từng khách hàng.
Chuyển đổi số đón tương lai
Trải qua 43 năm xây dựng và phát triển,
TNG đã hợp tác cùng nhiều đối tác lớn cả trong và ngoài nước như: DCL, TCP, Columbia… Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch HĐQT
TNG chia sẻ, mỗi đối tác đều có những yêu cầu khác nhau và những quy định khắt khe về chất lượng sản phẩm. Bằng sự bản lĩnh và quyết sách đúng đắn trong khâu quản lý,
TNG đã đưa ra những chính sách, những quy định, quy trình nghiêm ngặt trong tất cả các khâu từ lựa chọn nguyên phụ liệu, đến sản xuất, kiểm tra chất lượng…
Cùng với đó,
TNG liên tục cải tiến từ việc cho cán bộ, nhân viên phòng quản lý chất lượng, chi nhánh đi học các lớp đào tạo chuyên sâu về tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn trong nước cũng như tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra; mở các lớp đào tạo nội bộ cho từng đối tượng khác nhau như: QA, QC, Lab, SOP…
Thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Văn Thời cho hay, quý I/2022, tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
TNG đã kịp hoàn thành được mục tiêu đặt ra trong quý đầu của năm 2022, với tổng doanh thu đạt 1.259 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân của người lao động trong quý I đạt 9 triệu đồng/người/tháng tăng 1,3 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021...
Tổng Giám đốc TNG (thứ tư bên phải sang) trao thưởng cho 4 thí sinh xuất sắc nhất “Hội thi tìm kiếm cán bộ quản lý thiết bị giỏi năm 2022”.
Lũy kế doanh thu tiêu thụ 5 tháng đầu năm 2022 đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 735 tỷ đồng, tương đương tăng 42% so với doanh thu lũy kế 5 tháng đầu năm 2021. Riêng doanh thu tiêu thụ tháng 5/2022 đạt 666 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 196 tỷ đồng, tương đương tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022,
TNG đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh với mức doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 280 tỷ đồng, tương đương tăng 10% doanh thu và 21% lợi nhuận sau thuế so với năm 2021. Để đạt được mục tiêu đã đề ra
TNG sẽ tập trung các giải pháp như: đầu tư ứng dụng máy móc - thiết bị, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động; tiếp tục nâng cấp phần mềm để phục vụ cho công tác quản trị và điều hành công ty giúp tiết kiệm giảm thiểu chi phí quản lý.
TNG cũng hướng tới bán phần mềm cho các đơn vị trong ngành may; bên cạnh đó đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất, đồng thời mở rộng thị trường hướng tới các khách hàng là các nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới.
“Hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ là hành trang để
TNG vững bước trong thời gian tới, tạo dựng lên giá trị bền vững, đưa
TNG tới thành công lớn hơn, vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế” - Chủ tịch
TNG nhấn mạnh.
TNG - hướng tới công nghệ cao
Tại Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và vinh danh, khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc nhất quý I/2022, với chủ đề: “
TNG - Hướng tới công nghệ cao” ban lãnh đạo
TNG và các cán bộ quản lý đã chia sẻ, trao đổi cải tiến, ứng dụng công nghệ giữa các chi nhánh, thảo luận rút kinh nghiệm quý I/2022.
Đầu tháng 5 vừa qua,
TNG đã tổ chức Hội thi tìm kiếm cán bộ quản lý thiết bị giỏi năm 2022. Kết thúc hội thi,
TNG đã trao giải nhất cho cán bộ Nguyễn Lập Phong - Phòng Cơ điện chi nhánh Việt Đức, trao giải nhì cho cán bộ Trần Hiển Dũng - Phòng Cơ điện chi nhánh Sông Công 3; trao 2 giải ba cho 2 cán bộ là Vũ Đức Đại - Phòng Cơ điện chi nhánh Phú Bình và Trịnh Xuân Hùng - Phòng Cơ điện chi nhánh Võ Nhai 2.
Cũng trong tháng 5 vừa qua,
TNG đã tổ chức thành công “Hội thảo tiểu ban cơ điện - Hội doanh nghiệp may các tỉnh phía Bắc”, với sự tham dự của Hiệp hội dệt may Việt Nam, Tổng công ty May 10 – CTCP, CTCP May Sông Hồng, Trường Đại học Công nghiệp dệt may… Tại hội thảo, các đơn vị đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sản xuất dệt may; những vấn đề về kỹ thuật vận hành, cải tiến máy móc thiết bị; áp dụng các giải pháp mới về tự động hóa nhằm nâng cao hơn nữa năng xuất lao động và tối ưu hóa chi phí.