• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 7:55:00 SA - Mở cửa
MWG: Khối ngoại “chần chừ” lấp room, cổ phiếu MWG hết “hot”?
Nguồn tin: BizLive | 12/07/2022 10:53:28 SA
Trong quá khứ, MWG cũng từng là cái tên khiến nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận trả một mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường, lên đến hàng chục phần trăm so với thị giá để sở hữu.

Chốt phiên 11/7, VN-Index mất hơn 16 điểmm, tương tự như nhiều Bluechips khác, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động cũng không nằm ngoài xu hướng điều chỉnh tuy nhiên mức giảm dưới 1% có thể coi là “khỏe”. Thêm nữa, cổ phiếu đầu ngành bán lẻ còn được khối ngoại mua ròng 314.000 đơn vị, tương ứng 20 tỷ đồng.
 
 
(Ảnh minh họa)
 
Dù vậy, room ngoại của MWG vẫn còn trống 3,6 triệu cổ phiếu do nhiều phiên bán ròng trước đó để lại. Đây là điều hiếm thấy đối với một cổ phiếu từng rất “hot” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh thị giá MWG đã chiết khấu hơn 18% từ đỉnh, khối ngoại vẫn “chần chừ” chưa lấp room càng trở nên đáng chú ý.

 
Thực tế, room ngoại của MWG thường xuyên được phủ kín và hầu như chỉ hở ra do các hoạt động ESOP nhưng đều được lấp đầy ngay sau đó. Điển hình như phiên ngày 13/4, nhà đầu tư nước ngoài đã không ngần ngại chi 1.500 tỷ đồng để phủ kín khoảng trống 9,4 triệu đơn vị do việc phát hành ESOP để lại.
 
Trong quá khứ, MWG cũng từng là cái tên khiến nhà đầu tư nước ngoài phải chấp nhận trả một mức giá chênh (premium) cao nhất thị trường, lên đến hàng chục phần trăm so với thị giá để sở hữu. Theo tiết lộ từ các quỹ ngoại lớn như Dragon Capital, Pyn Elite Fund, mức premium đối với MWG rất cao, thường vào khoảng 40% đến 50% so với thị giá. Theo sau là những cổ phiếu như FPT từ 15% đến 20%, REE vào khoảng 7% đến 10%,...

 
 
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thông báo về giao dịch thỏa thuận ngoài sàn thông qua VSD của các cổ phiếu trên đã ít xuất hiện hơn, thay vào đó là các giao dịch thỏa thuận trực tiếp trên sàn với biên độ tối đa +/-7%. Bên cạnh đó, khối ngoại còn có thêm một lựa chọn khác để gián tiếp sở hữu các cổ phiếu thường xuyên hết room như MWG thông qua chứng chỉ quỹ Diamond ETF – rổ mà cổ phiếu này chiếm tỷ trọng trên 16%.
 
Thêm nữa, biến động mạnh của MWG trong khoảng 4 tháng trở lại đây cũng phần nào kích thích các quỹ ngoại tham gia “lướt sóng”. Điển hình như Dragon Capital, sau khi tăng sở hữu phiên hở room 13/4, nhiều quỹ thành viên nhóm này đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu ngày 17/6 sau đó. Dù vậy, nhóm Dragon Capital vẫn nắm giữ lượng lớn MWG trong đó với riêng quỹ tỷ USD VEIL, đây còn là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục vào cuối tháng 6 với tỷ trọng 11,92%.
 
Do đó, việc MWG “hở” room trong một thời gian khá dài chưa thể khẳng định cổ phiếu này đã hết “hot” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Rất có thể đây chỉ đơn thuần là hoạt động lướt sóng của một số quỹ ngoại và nhà đầu tư cần nhiều thời gian hơn để theo dõi xu hướng của các giao dịch này.
 
Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần 5 tháng đầu năm 2022 của MWG đạt 59.324 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Với mức doanh thu này, MWG hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu cả năm 2022 là 140.000 tỷ đồng.
 
Lợi nhuận 5T2022 đạt 2.202 tỷ đồng, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 35% kế hoạch năm. Lợi nhuận tiếp tục cải thiện so với tháng trước, cao thứ 2 chỉ sau tháng 1 nhưng thấp hơn mức đột biến vào tháng 5/2021 (trước đợt giãn cách xã hội tại Hà Nội và 19 tỉnh thành phía Nam).
 
Theo MWG, biên lãi ròng luỹ kế đạt 3,7%, thấp hơn so với con số 4,2% của 5 tháng đầu 2021. Biên lãi ròng giảm là do ảnh hưởng của lạm phát đã làm tăng chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành. Đơn vị này cũng chủ động triển khai chiến lược giá bán cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra các chi phí như Bách Hóa Xanh (BHX) thay đổi layout, xử lý cửa hàng hoạt động kém hiệu quả cùng các chuỗi thanh lý hàng bán chậm để đảm bảo tồn kho lành mạnh cũng gây ra tác động trong ngắn hạn.