Chứng khoán ACB cho rằng nên cắt lỗ khi PVS đóng cửa dưới 18.500 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ cắt lỗ là 9,8%. Tỷ trọng PVS cân đối ở mức thấp khi xu hướng ngắn hạn chưa đảo chiều tăng. Bên cạnh vùng hỗ trợ là 20.500 đồng/cổ phiếu, vùng kháng cự được thiết lập ở mức 26.000 đồng/cổ phiếu.
Ba tháng đầu năm 2022, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX:
PVS) ghi nhận doanh thu 3.770 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đóng góp từ các hợp đồng EPC được ký kết trong nửa cuối 2021.
Lợi nhuận gộp chỉ tăng 7,8% so với quý I/2021 do các dự án này đang trong giai đoạn đầu. Cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, thu nhập từ công ty liên kết tăng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 216 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.
Khi nào nên cắt lỗ cổ phiếu PVS? (Ảnh minh họa)
Trước đó trong quý IV/2021,
PVS không có thu nhập từ công ty liên kết, thậm chí còn âm do doanh nghiệp ghi nhận chi phí dự phòng cho FPSO Lam Sơn vì chưa chốt được hợp đồng gia hạn sau ngày 30/06/2022.
Trong năm 2022,
PVS đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu là 10.000 tỷ đồng (giảm 30% so với kết quả năm trước) và lợi nhuận sau thuế là 488 tỷ đồng (giảm 28%).
Giới phân tích cho rằng
PVS sẽ dễ dàng vượt kế hoạch này và có thể đạt mức tăng trưởng kép lợi nhuận ròng là 26,7% trong các năm 2022-2024, nhờ đóng góp vững chắc của các liên doanh FSO/FPSO, và triển vọng được cải thiện của mảng M&C từ năm 2022. Ngoài ra,
PVS dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8% và 7% mệnh giá cho năm 2021-2022.
Phân tích về yếu tố kỹ thuật, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết trong 3 tháng gần nhất, đã chứng kiến lần thứ 4 giá cổ phiếu
PVS chạm ngưỡng hỗ trợ 20.500 đồng/cổ phiếu và tăng mạnh ngay sau đó. Điều này có thể cho thấy ngưỡng hỗ trợ này trở nên quan trọng trong thời điểm gần đây.
Giá cổ phiếu
PVS tăng mạnh trong hai ngày liên tiếp khi vừa chạm giá 20.500 đồng/cổ phiếu đã hình thành lên tổ hợp mẫu hình nến "Tweezers Bottom" trong phiên giao dịch ngày 11/7 và 12/7, một điểm nhấn củng cố cho sự bền vững của vùng hỗ trợ hiện tại. Đồng thời, đường xu hướng đi lên dài hạn của
PVS vẫn được giữ vững từ tháng 3/2020 cho đến nay.
Khối lượng giao dịch trong nhịp giảm gần đây về gần đến đường xu hướng đã suy giảm khá mạnh, cùng với diễn biến giá thu hẹp dần, không còn giảm sâu cho thấy lực cung đã có phần cạn kiệt khi càng gần đến hỗ trợ mạnh. Khung giá vận động hiện tại của
PVS vẫn nằm trong vùng từ 20.500 đến 26.000 đồng/cổ phiếu.
Trong bối cảnh xu hướng dài hạn vẫn đi lên, diễn biến của xu hướng trung và ngắn hạn rõ ràng trong hiện tại, thanh khoản duy trì ở mức thấp, ACBS khuyến nghị nhà đầu tư tích lũy
PVS khi giá tiến gần đến hỗ trợ tại 20.500-21.500 đồng/cổ phiếu và bán khi
PVS đạt mục tiêu ngắn hạn tại 26.000 đồng/cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận là 26.8%.
Đồng thời, công ty chứng khoán này cho rằng nên cắt lỗ khi
PVS đóng cửa dưới 18.500 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ cắt lỗ là 9,8%. Tỷ trọng
PVS cân đối ở mức thấp khi xu hướng ngắn hạn chưa đảo chiều tăng. Bên cạnh vùng hỗ trợ là 20.500 đồng/cổ phiếu, vùng kháng cự được thiết lập ở mức 26.000 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu PVS thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)