• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,14 -3,41/-0,27%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,14   -3,41/-0,27%  |   HNX-INDEX   221,40   -0,29/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,45   -0,35/-0,38%  |   VN30   1.313,83   -3,12/-0,24%  |   HNX30   461,29   +1,04/+0,23%
21 Tháng Giêng 2025 2:43:50 CH - Mở cửa
Bước đầu thực hiện công tác chuyển đổi số tại Công ty Thủy điện Sông Bung
Nguồn tin: Báo Công thương | 03/07/2022 10:15:00 SA
Công ty Thủy điện Sông Bung đã có những bước triển khai nhận thức, thực hiện để đáp ứng yêu cầu, xu thế chuyển đổi số trong toàn Tổng Công ty Phát điện 2.
 
Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2), Công ty Thủy điện Sông Bung thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực Quản trị; Đầu tư xây dựng; sản xuất; Viễn thông và công nghệ thông tin; Truyền thông và chuyển đổi nhận thức với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; chất lượng dịch vụ; năng suất lao động; năng lực quản trị để đồng hành cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và EVNGENCO2 trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.
 
 
Cuộc cách mạng 4.0 đã có những tác động sâu rộng lên toàn bộ đời sống xã hội Việt Nam nói riêng, toàn cầu nói chung. Những năm gần đây Đảng, Chính phủ đã có những chỉ đạo, hành động mạnh mẽ trong lĩnh vực chuyển đổi số trong nền kinh tế và xã hội, vận hành bộ máy hành chính công cũng như trong các Tập đoàn, Doanh nghiệp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã lấy chủ đề chuyển đổi số làm mục tiêu năm 2021. Công ty Thủy điện Sông Bung là Chi nhánh hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Phát điện 2 đã nhận được những chỉ đạo từ Ban chỉ đạo chuyển đổi số Tổng công ty và đã có những bước triển khai nhận thức, thực hiện để đáp ứng yêu cầu, xu thế chuyển đổi số trong toàn Tổng Công ty.
 
Bước đầu kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số và Ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thủy điện Sông Bung theo Quyết định số 380/QĐ-TĐSB ngày 29 tháng 10 năm 2021 đã được đưa ra, với các nội dung phân công rõ các lĩnh lực cần phải tập trung thực hiện chuyển đổi số (CĐS) như: Chuyển đổi số trong lĩnh vực Quản trị; Chuyển đổi số trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng; Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất và CMCN 4.0; Chuyển đổi số trong lĩnh vực VT&CNTT; Chuyển đổi số trong lĩnh vực Truyền thông và chuyển đổi nhận thức, đã trở thành phương hướng, nhiệm vụ cho Tổ giúp việc tham mưu, tổng hợp, các phòng ban định hướng thực hiện công tác chuyển đổi số đến cấp phòng ban Công ty liên quan cùng thực hiện.
 
 
Từ tình hình thực hiện số hóa trong công tác vận hành quản lý Công ty, dựa trên những nhận thức các vấn đề chuyển đổi số có được khi tham gia các hội thảo, đề tài chuyển đổi số cho doanh nghiệp của EVNGENCO2, EVN tổ chức. Dựa trên các chỉ đạo, các đề án Tổng công ty Phát điện 2 triển khai thực hiện giao đến các Công ty thành viên, Ban chỉ đạo đã tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận rà soát tình hình áp dụng các phần mềm, các ứng dụng số hiện tại như: PMIS, HMRS, ERP, D-OFFICE, E-LEARNING…; Hệ thống DCS, hệ thống hạ tầng VT&CNTT tại 02 nhà máy và Trụ sở điều hành Công ty để đưa ra các bước triển khai thực hiện trong thời gian tới.
 
Hiện nay, Công ty thủy điện Sông Bung đã triển khai song song nhiều nội dung tiếp cận dần nội dung mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất điện tại các nhà máy. Công ty đã mời Đơn vị tư vấn LIONE thực hiện trình bày các ứng dụng PCT, LCT số, Công tác thu hồi vật tư ứng dụng số trong các nhà máy điện Công ty để đánh giá khả năng, hiệu quả khi áp dụng các ứng dụng này. Công tác thống kê rà soát hiện trạng tín hiệu, và đề xuất các tín hiệu số để đáp ứng xây dựng nhà máy điện số thông minh cũng đang được triển khai. Trong công tác nhập số liệu liên quan (thông số vận hành, module thông số đặt tính vật tư thiết bị, vật tư dự phòng) đến ứng dụng quản lý kỹ thuật PMIS cũng rất khẩn trương hoàn thành và được Tổng công ty đánh giá hoàn thành yêu cầu. Ngoài ra nắm bắt chủ trương của Tổng công ty phân giao Công ty cổ phần Thủy điện A Vương là đơn vị tiên phong thí điểm triển khai thực hiện chuyển đổi số, với lợi thế A Vương và Sông Bung là hai đơn vị hoạt động cùng trụ sở điều hành nên Lãnh đạo Tổ chuyển đổi số cũng đã chủ động mời đơn vị A Vương thuyết trình ứng dụng phần mềm Quản trị sản xuất thông minh XHQ Siemen đang triển khai tại đơn vị A Vương để học tập, định hướng các ứng dụng chuyển đổi số cho các nhà máy điện tại Công ty Thủy điện Sông Bung quản lý.
 
Công ty Thủy điện Sông Bung quản lý vận hành 02 nhà máy thủy điện Sông Bung 2 và Sông Bung 4, quản lý và khai thác tòa nhà trụ sở điều hành các nhà máy thủy điện của EVNGENCO2 tại Đà nẵng nơi có chủ trưởng hình thành trung tâm điều khiển giám sát tập trung các nhà máy điện tại đây, vì vậy Công ty xác định nội dung thực hiện chuyển đổi số cho khối vận hành sản xuất điện tập trung tại Nhà máy và trung tâm Điều khiển giám sát từ xa là trọng tâm công việc Chuyển đổi số. Để có các Nhà máy điện số thông minh, vận hành tin cậy Công ty sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thảo, training giới thiệu các giải pháp, chuyên đề để nhìn nhận lựa chọn phương pháp thực hiện CĐS tối ưu nhất tại các nhà máy và Trung tâm điều khiển giám sát từ xa như: Phương án xây dựng mô hình hạ tầng mạng truyền thông; Xây dựng hạ tầng dữ liệu sản xuất tập trung (HTDLSXTT) bao gồm Cấu trúc HTDLSXTT lớp nhà máy và Cấu Trúc HTDLSXTT trung tâm; Triển khai Phân hệ quản lý vận hành sản xuất (QLVHSX) lớp Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) bao gồm các module Vận hành Sản xuất, Giám sát hồ đập, Sức khỏe Thiết bị - Bảo trì.
 
 
 
Ban giám đốc, Ban chỉ đạo, toàn thể nhân viên Công ty Thủy điện Sông Bung đã xem công cuộc chuyển đổi số là một cơ hội cho toàn Công ty thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, tăng thu doanh thu, thu nhập, nâng cao hình ảnh đơn vị. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội trước mắt Công ty cũng thực hiện nhận diện các thách thức, rủi ro khi thực hiện chuyển đổi số như là Lực lượng lao động, nhất là đội ngũ lao động trong lĩnh vực CNTT phải được đào tạo để có kiến thức chuyên môn sâu, trình độ cao; Thiết bị công nghệ phải có tầm nhìn sâu rộng trong việc lựa chọn, đầu tư thiết bị, công nghệ, ứng dụng để đáp ứng độ tin cậy, tính bảo mật khi thực hiện Nhà máy điện số tránh trường hợp thiết bị hỏng hóc, lỗi thời, mất cắp thông tin… . Gây lãng phí tài chính, thiệt hại khôn lường. Phải cân nhắc, tính toán giữa chi phí tài chính phải bỏ ra để mang lại mục đích lợi ích thực sự của CĐS, tránh CĐS giữa chừng, CĐS làm theo kiểu phong trào dẫn đến thất bại trong CĐS.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức