• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 9:06:59 CH - Mở cửa
Cẩn trọng với tỷ giá tăng 'nóng'
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 04/07/2022 8:40:18 SA
Hơn 10 tỷ USD đã được NHNN bán ra để can thiệp thị trường ngoại tệ cho thấy, áp lực của làn sóng tăng lãi suất trên thế giới tới tỷ giá tại Việt Nam là không nhỏ.
 
Trao đổi với VnBusiness, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, NHNN đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.
 
Căng thẳng tỷ giá khá lớn
 
Theo nhận định của các chuyên gia, tỷ giá những tháng đầu năm tương đối ổn định. Tuy nhiên, lần tăng lãi suất mạnh nhất trong vòng 28 năm mới đây của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tài chính toàn cầu.

 
“Neo cứng” tỷ giá không có lợi, song nếu để VND mất giá mạnh thì cũng gây ra rất nhiều hệ lụy như mất ổn định vĩ mô, tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài.
 
Minh chứng rõ nhất là những tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tung ra thị trường khoảng 10-12 tỷ USD từ Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để bình ổn tỷ giá, cho thấy căng thẳng tỷ giá ở nước ta khá lớn.
 
Dưới góc nhìn của TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), nếu các đồng tiền khác mất giá mạnh, nhưng chúng ta neo giữ giá VND với USD, thì đương nhiên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở nên đắt đỏ, khó cạnh tranh hơn so với các nước khác.
 
“Chúng ta cũng không nhất thiết phải “neo” tỷ giá ở mức cố định theo USD, vì sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu cũng như nền kinh tế. Hiện nay, đồng tiền các nước đều mất giá khá mạnh so với USD. Đơn cử, euro từ chỗ cao hơn nhiều so với USD đã mất giá tới 30-40%, giá ngang ngửa với USD”, ông Huân nói.
 
Chuyên gia này cho rằng, động thái tung ngoại tệ ra không chỉ với mục đích bình ổn tỷ giá, mà còn để hút VND về nhằm kiểm soát lạm phát. “Tình hình kinh tế của Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là áp lực của lạm phát. Chính vì vậy, dường như NHNN đang tập trung cho mục tiêu kiểm soát lạm phát hơn là thúc đẩy tăng trưởng. Minh chứng là, từ ngày 21/6 đến 28/6, NHNN, thông qua kênh thị trường mở (OMO), đã hút về hơn 100.000 tỷ đồng”, ông Huân nói.
 
Chia sẻ với VnBusiness, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tỷ giá USD/VND chính thức đã tăng khoảng 2% từ đầu năm. Đặc biệt tỷ giá tăng mạnh trong tháng 6 là tháng Fed tăng lãi suất và đẩy giá trị của đồng bảng xanh lên. Tỷ giá của tiền đồng tăng có lợi cho xuất khẩu mà xuất khẩu là một trong những trụ cột quan trọng nhất của nền kinh tế. Thế nhưng, tỷ giá tăng sẽ làm tăng giá nhập khẩu và cũng làm gia tăng nhập khẩu lạm phát từ các nước xuất khẩu hàng sang Việt Nam.
 
Mặc dù vậy, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá: “tỷ giá vẫn là yếu tố tích cực của Việt Nam”. VND vẫn ở mức độ ổn định hơn so với giá trị danh nghĩa của nhiều loại tiền tệ khác từ đầu năm đến nay. Có nhiều nước, đồng nội tệ đã mất giá danh nghĩa từ 3-8%, thậm chí là trên 10%.
 
Khả năng xuất hiện cú sốc tỷ giá?
 
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều dự báo cho thấy Fed có thể tăng lãi suất thêm 1,9% từ nay đến cuối năm, do đó lãi suất có thể tăng lên 3,4% vào cuối năm nay và có thể tăng đến 3,8% vào năm 2023, chỉ giảm vào năm 2024. Vấn đề này đang gây lo ngại cho nhiều quốc gia. Câu hỏi đặt ra lúc này là với Việt Nam, liệu có cú sốc tỷ giá nào xuất hiện như năm 2009 không?
 
Nhìn lại năm 2009, VND mất giá 9,17% do nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân dự trữ ngoại hối thấp và nền kinh tế nhập siêu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam có kho dự trữ ngoại hối kỷ lục 110 tỷ USD, cao gấp nhiều lần trước đây và liên tục nhiều năm qua xuất siêu, nên nguồn ngoại tệ khá dồi dào.
 
Theo ông Huân, hiện nay “cơ thể” kinh tế vĩ mô nước ta hiện tại vững chắc hơn giai đoạn đó rất nhiều, nên áp lực tỷ giá thời gian tới là có, song các cú sốc sẽ không xảy ra.
 
Tuy nhiên, để làm được điều này song song với dự trữ ngoại hối, các chuyên gia cho rằng việc ổn định kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Do đó, trong trường hợp này, NHNN phải hết sức khéo léo trong điều hành tỷ giá, làm sao để VND không bị mất giá quá mạnh, nhưng vẫn có sự giảm giá ở mức độ phù hợp để duy trì vị thế của xuất khẩu.
 
Vừa hỗ trợ xuất khẩu vừa ổn định được kinh tế vĩ mô là bài toán khó, đòi hỏi sự khéo léo trong điều hành của NHNN. “Neo cứng” tỷ giá không có lợi, song nếu để VND mất giá mạnh thì cũng gây ra rất nhiều hệ lụy như mất ổn định vĩ mô, tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài…
 
Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô Dự trữ ngoại hối đã được NHNN mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, ông Phạm Chí Quang khẳng định, NHNN đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.
 
Theo đó, NHNN sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa. Qua đó, tạo điều kiện cho hệ thống TCTD đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế.