Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, HOSE – Mã: PVD) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2021. Được biết, PVD vừa hoàn tất trả cổ tức cổ phiếu năm 2019 và 2020 tổng tỷ lệ 20%.
Cụ thể,
PVD sẽ phát hành tối đa 50,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10%. Vốn điều lệ sau phát hành tăng từ 5.058 tỷ đồng lên 5.563 tỷ đồng. Thời điểm thực hiện sau khi được chấp thuận của UBCK và dự kiến trước 30/9. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2021.
Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2021, tại thời điểm cuối năm, doanh nghiệp khoan dầu khí có 1.923 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, 3.589 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển, 1.451 tỷ chênh lệch tỷ giá và 2.434 thặng dư vốn cổ phần trong khi vốn điều lệ 4.215 tỷ đồng.
PV Drilling (PVD) dự kiến phát hành hơn 50 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021. Hình minh họa
Trước đó,
PVD mới phát hành thêm 84,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 và 2020 với tổng tỷ lệ 20%. Lượng cổ phiếu trên vừa được niêm yết bổ sung và giao dịch trên HoSE trong tháng 6.
Trong một diễn biến khác,
PVD thông báo bổ nhiệm lãnh đạo mới. Theo đó, công ty bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Sơn, Trưởng Ban phát triển kinh doanh giữ chức vụ Phó tổng giám đốc công ty từ ngày 16/2/2022.
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022,
PVD ghi nhận doanh thu tăng 108,4% so với cùng kỳ lên 1.145,88 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 75,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 109,9 tỷ đồng.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng từ lỗ 27,82 tỷ đồng lên lãi 69,93 tỷ đồng, tức tăng thêm 97,75 tỷ đồng so với cùng kỳ; doanh thu tài chính giảm 35,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 14,72 tỷ đồng về 26,81 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 29,2%, tương ứng tăng thêm 12,6 tỷ đồng lên 55,75 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 3%, tương ứng tăng thêm 2,55 tỷ đồng lên 87,56 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), quý I/2022, lợi nhuận cốt lõi tiếp tục ghi nhận lỗ thêm 73,38 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 155,98 tỷ đồng.
Như vậy, lợi nhuận gộp tạo ra trong kỳ không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nên dẫn tới lỗ trong quý đầu năm.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên chiều 4/7, cổ phiếu
PVD tăng 2,38% lên mức 17.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 triệu đơn vị (lúc 14h05).
Diễn biến giá cổ phiếu PVD thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Lợi nhuận ròng của PVD có thể tăng gần 500% năm 2022
Theo Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling - Mã:
PVD), giàn TAD chính thức bắt đầu chương trình khoan cho Shell Brunei vào tháng 11 này với hợp đồng khoan dài hạn (hợp đồng 6 năm và tùy chọn gia hạn 4 năm).
Mặc dù giá thuê giàn khoan TAD hiện tại chỉ ở mức 90.000 USD/ngày, Chứng khoán VNDirect nhận định hợp đồng này sẽ mở ra một chương mới cho mảng kinh doanh cốt lõi của
PVD trong dài hạn so với giai đoạn phải dừng hoạt động hơn 4 năm.
VNDirect ước tính giàn khoan TAD sẽ đóng góp xấp xỉ 24% lợi nhuận gộp mảng khoan của
PVD trong năm 2022 - 2023. Đối với đội khoan tự nâng, giàn
PVD III sẽ phục vụ chiến dịch khoan tại Malaysia với hợp đồng hơn 1 năm từ cuối tháng 11.
Ngoài ra, việc giàn tự nâng Hakuryu11 của Nhật Bản hiện đã bắt đầu hoạt động khoan ở ngoài khơi Việt Nam dựa trên hợp đồng liên kết với
PVD cho thấy hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở cả thị trường trong nước và khu vực đang nóng dần lên nhờ đà tăng mạnh mẽ của giá dầu.
Điều này là cơ sở để các chuyên gia dự phóng hiệu suất sử dụng giàn tự nâng sẽ tăng lên mức 90% trong năm 2022 - 2023, đặc biệt là khi
PVD đang tích cực tham gia đấu thầu cho các chiến dịch khoan ở cả thị trường trong nước và khu vực như tại Malaysia và Thái Lan.
Mặt khác,
PVD cũng đã trích lập dự phòng 30% khoản phải thu của Kris Energy trong 9 tháng đầu năm. VNDirect cho rằng công ty sẽ tiếp tục ghi nhận chi phí dự phòng trong quý IV với giá trị khoảng 50% tổng khoản nợ khó đòi này (93,9 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý III).
Ước tính
PVD vẫn sẽ ghi nhận mức lợi nhuận ròng 85 tỷ đồng trong năm 2021 (giảm 56%), trước khi ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022 với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng đạt 487,4% nhờ vào sự phục hồi của cả về hiệu suất sử dụng và giá thuê giàn JU (giàn tự nâng), và đóng góp của giàn TAD.