• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:11:58 CH - Mở cửa
MPC: Chi phí tài chính “ăn mòn” lợi nhuận của “Vua tôm” Minh Phú
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 22/08/2022 7:30:19 SA
Theo báo cáo tài chính quý II/2022, doanh thu thuần của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HoSE: MPC) đạt 4.490 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng 31% so với quý II/2021, đạt 3.598 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
 
Doanh thu hoạt động tài chính trong quý này của MPC chỉ đạt 15 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ, chủ yếu do tiền lãi gửi ngân hàng giảm. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng lên gấp 7 lần so với cùng kỳ, đạt 85 tỷ đồng.
 
Do đó, kết quả lợi nhuận sau thuế quý II/2022 của MPC giảm còn 150 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 đạt 249 tỷ đồng).
 
Lãnh đạo MPC cho biết, bên cạnh chi phí tài chính tăng so với năm ngoái, công ty còn phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi nên lợi nhuận quý vừa rồi giảm sút. Theo đó, tại ngày 30/6, MPC có hơn 2.000 tỷ đồng phải thu ngắn hạn và phải trích lập gần 147 tỷ nợ phải thu khó đòi, trong khi quý II năm ngoái là 38 tỷ đồng. 
 
Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của “Vua tôm” Minh Phú đạt 8.730 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu tài chính giảm 37%, đạt 34 tỷ đồng.
 
Ngược lại, giá vốn của doanh nghiệp tăng 38%, đạt 7.345 tỷ đồng, tương ứng chiếm 85% tổng doanh thu thuần của công ty trong nửa đầu năm 2022. Từ các yếu tố trên đã kéo lợi nhuận sau thuế của MPC giảm 12%, đạt 241 tỷ đồng (năm 2021 đạt 276 tỷ đồng).
 
Năm 2022, MPC đặt mục tiêu doanh thu 21.018 tỷ đồng (tăng 55%) và lãi sau thuế gần 1.287 tỷ đồng (gần gấp đôi năm trước). So với kế hoạch, “Vua tôm” chỉ mới thực hiện được 21,4% chỉ tiêu doanh thu và 18,8% mục tiêu lãi sau thuế đề ra trong năm 2022.
 
Tính đến ngày 30/06/2022, tổng tài sản của MPC xấp xỉ 10.862 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Hàng tồn kho hơn 5.043 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm, phần lớn là thành phẩm, hàng hóa với 4.744 tỷ đồng, chiếm 94% giá trị hàng tồn kho (tăng 11% so với đầu năm).
 
Nguồn vốn chủ sở hữu của MPC đến cuối kỳ đạt 5.114 tỷ đồng, giảm 4% so với ngày đầu năm. Cổ phiếu quỹ của công ty cũng đã giảm 56.350 cổ phiếu. Như vậy, tổng cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp hiện đạt 1.999 tỷ đồng, tương ứng 199.943.650 cổ phiếu.
 
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của MPC, tính đến cuối quý II, nợ của MPC đạt 5.612 tỷ đồng, tăng gần 1.600 tỷ đồng so với ngày đầu năm. Trong đó, nợ vay của doanh nghiệp đạt 4.148 tỷ đồng, chiếm 73% tổng số nợ.
 
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, vay ngắn hạn từ các ngân hàng của MPC tăng 26%, đạt 4.099 tỷ đồng. Ngoài ra, đây là năm đầu tiên MPC phát sinh thêm khoản vay dài hạn sau 2 năm không ghi nhận. Theo đó, doanh nghiệp vay 48 tỷ đồng từ Vietcombank chi nhánh Cà Mau để đầu tư phân xưởng sản xuất tôm tẩm bột thuộc nhà máy Minh Phú Hậu Giang.
 
Kết quả tăng trưởng doanh thu của “Vua tôm” Minh Phú trong 6 tháng đầu năm 2022 đặt trong bối cảnh thị trường tôm trong nửa đầu năm nay khá thuận lợi khi kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.
 
Tại Mỹ, thị trường tiêu thụ chính của MPC, những tháng đầu năm nhu cầu nhập khẩu tôm tăng mạnh. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc cũng đang dần mở cửa trở lại và nhiều quy định phòng dịch COVID-19 được nới lỏng.
 
Ngoài ra, thị trường EU, thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của MPC với tỷ trọng 11,4% đã phục hồi mạnh sau đại dịch. Các doanh nghiệp thủy sản đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này bất chấp chi phí vận tải tăng cao. 
 
Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2022, thị trường tôm được dự báo sẽ không còn “bằng phẳng”. Điều này cũng đã được ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc MPC dự báo tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, đó là thời tiết mưa khá nhiều khiến bà con phải thu hoạch tôm sớm và cũng hạn chế thả giống. Đặc biệt, tình hình lạm phát ở các nước cao nên thị trường tiêu thụ từ nay đến cuối năm sẽ khó khăn.
 
Ở một diễn biến khác, vào ngày 15/8 vừa qua, MPC đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a, khoản 3 Điều 42 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, với mức tiền là 60 triệu đồng, đo công bố thông tin không đúng theo thời hạn quy định của pháp luật.
 
Cụ thể, MPC công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN các tài liệu: Thư giải trình chênh lệch lợi nhuận riêng và hợp nhất quý III/2019, báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu theo chương trình cho người lao động, Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý IV/2019, Thư giải trình chênh lệch lợi nhuận hợp nhất quý IV/2019…, cùng nhiều tài liệu khác.