• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.229,60 +1,27/+0,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.229,60   +1,27/+0,10%  |   HNX-INDEX   221,22   -0,54/-0,24%  |   UPCOM-INDEX   91,09   -0,41/-0,45%  |   VN30   1.288,17   +1,50/+0,12%  |   HNX30   468,13   -1,68/-0,36%
22 Tháng Mười Một 2024 2:19:30 CH - Mở cửa
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón, tăng thêm áp lực lên chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu
Nguồn tin: Vinachem | 12/11/2023 9:00:00 CH
Năm 2022, giá phân bón tăng vọt sau khi Nga tấn công Ucraina đã giáng một đòn mạnh lên ngành nông nghiệp và những người nông dân trên toàn cầu - những người đã luôn phải vật lộn với những dao động thất thường của thị trường phân bón và lương thực.
 
 
Tuy sau đó giá phân bón trên toàn cầu đã hạ nhiệt, nhưng rủi ro của những đợt tăng giá mạnh và đột ngột vẫn chưa qua đi.
 
Tại Trung Quốc, gần đây chính phủ đã quyết định thắt chặt các hạn chế xuất khẩu phân bón sau khi giá trên thị trường nội địa tăng cao. Tháng 9/2023, chính phủ đã yêu cầu một số nhà sản xuất urê hàng đầu của nước này tạm ngừng xuất khẩu.
 
Sau khi nhận được yêu cầu của chính phủ, một số nhà sản xuất urê lớn ở Trung Quốc đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới, trong khi đó khoảng nửa triệu tấn urê đã bị giữ lại ở các cảng.
 
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ phân bón hàng đầu thế giới, chiếm 1/3 nguồn cung phân đạm trên toàn cầu. Vì vậy bất cứ sự cắt giảm lớn nào của khối lượng xuất khẩu từ Trung Quốc đều đe dọa làm căng thẳng nguồn cung và đẩy giá phân bón toàn cầu lên cao. Những thị trường đích lớn nhất của phân bón xuất khẩu từ Trung Quốc là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Ôxtrâylia.
 
Ngay sau khi Trung Quốc đưa ra quyết định nói trên, giá urê trên thị trường quốc tế đã tăng vọt, bổ sung cho đợt tăng giá đã kéo dài 3 tháng trong bối cảnh nhu cầu mạnh. Giá hợp đồng tương lai urê trên thị trường giao dịch hàng hóa Trịnh Châu đã tăng gần 50% trong thời gian 7 tuần từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7/2023.
 
Động thái của Trung Quốc cho thấy tình trạng mong manh dễ đổ vỡ của chuỗi cung ứng phân bón trên toàn cầu vẫn đang tiếp tục kéo dài.
 
Nhiều nước trên thế giới đang phải phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu để đảm bảo sản xuất lương thực thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Ví dụ đối với những quốc gia sử dụng nhiều urê như Ấn Độ, hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc sẽ làm tăng ngân sách trợ cấp nông nghiệp của chính phủ và làm căng thẳng thêm tình hình lạm phát giá lương thực.
 
Hiện nay Ấn Độ phải nhập khẩu để đáp ứng khoảng 30% trong số 35 triệu tấn urê cần tiêu thụ hàng năm, trong khi đó Trung Quốc là quốc gia cung ứng lớn thứ hai trong năm 2022.
 
Nhưng động thái của Bắc Kinh không phải là điều bất ngờ. Năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu một số loại phân bón chính để bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước. Việc nới lỏng những biện pháp hạn chế này đã khiến cho cho giá phân bón trên thị trường nội địa tăng trở lại trong năm nay, gây lo ngại cho các cơ quan chính phủ và dẫn đến quyết định mới.