• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,11 +0,14/+0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,11   +0,14/+0,01%  |   HNX-INDEX   223,57   +0,48/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   92,35   +0,39/+0,42%  |   VN30   1.301,52   +0,46/+0,04%  |   HNX30   475,60   +1,33/+0,28%
28 Tháng Mười Một 2024 10:55:20 CH - Mở cửa
Nghệ An đặt nhiều kỳ vọng vào kinh tế vùng ven biển
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 21/11/2023 2:10:00 CH
Kinh tế vùng ven biển được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng chính của Nghệ An trong thời gian tới, các chỉ số tăng trưởng được địa phương đưa ra và kỳ vọng sẽ chiếm hơn nửa GRDP toàn tỉnh...
 
Địa phương này cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế của vùng ven biển ở Nghệ An sẽ chiếm khoảng 57 – 60% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và bình quân tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12,5 – 13,5%/năm. Tuy nhiên, để những con số này trở thành hiện thực trong tương lai, nhiều vấn đề liên quan đến thời cơ, thách thức cần sớm được khơi thông, khắp phục kịp thời.
 
Có chuyển biến nhưng chưa cao
 
Nghệ An là địa phương có đường bờ biển dài 82km, diện tích vùng biển rộng lớn (4.2030 hải lý vuông mặt nước), tổng trữ lượng thủy, hải sản các loại khoảng 80 nghìn tấn cùng 6 cửa lạch lớn nhỏ và nhiều bãi biển đẹp. Do vậy, địa phương này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng ven biển trên một số lĩnh vực thế mạnh như: Du lịch, dịch vụ; khai thác khoáng sản biển, năng lượng tái tạo; công nghiệp ven biển; nuôi trồng thủy, hải sản…
 
Cụ thể, nắm bắt lợi thế trên, thời gian qua địa phương đã thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư những khu nghỉ dưỡng, khu du lịch quy mô, đẳng cấp tại các địa phương ven biển. Trong đó có một số dự án nổi bật như: Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm với tổng số vốn đầu tư 950 tỷ đồng; tổ hợp vui chơi giải trí và cáp treo Vinpearl Cửa Hội giai đoạn II với hơn 4.365 tỷ đồng ở phía Đông đường Bình Minh, TX Cửa Lò; tổ hợp khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng Bãi Lữ của Tập đoàn Tân Á Đại Thành với số vốn đầu tư 4.121 tỷ đồng;…
 
 
Về khai thác thủy sản, toàn tỉnh có hơn 3.400 tàu cá, trong đó số tàu từ 15m trở lên khai thác vùng biển xa bờ là 1.179 tàu, chiếm 34,5%. Tổng sản lượng khai thác thủy sản của các địa phương ven biển đạt bình quân gần 200.000 tấn/năm. Trong khi đó, việc nuôi trông thủy sản cũng đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, có chuyển biến tốt về quy trình sản xuất, tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
 
Ngoài ra, nền công nghiệp ven biển cũng được tỉnh chú tâm, coi trọng trong suốt thời gian qua với nhiều nội dung cốt lõi, kế hoạch dài hạn mang tầm chiến lược. Cụ thể, nhiều dự án quan trọng nổi bật đóng góp vào nguồn ngân sách địa phương, đơn  cử như: Nhà máy chế biến bột cá tại xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, với công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày, doanh thu đạt 220 tỷ đồng/năm; Nhà máy chế biến cá hộp Royal Foods Nghệ An với 2 dây chuyền sản xuất có công suất trên 100 tấn cá/ngày của tập đoàn Royal Foods Thái Lan…
 
Mặc dù kinh tế ở vùng ven biển ở Nghệ An đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên, trên thực tế, tỉnh vẫn chưa tạo bứt phá vượt trội và phát triển kinh tế vùng ven biển còn thấp; chưa xứng với tiềm năng, nguồn lực sẵn có. Có thể thấy rõ qua những số liệu thống kê như: Tốc độ tăng trưởng của vùng ven biển chỉ mới đạt 5 – 6%/năm, GRDP đạt 26 – 30%/năm so với toàn tỉnh; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 28,53%, công nghiệp – xây dựng chiếm 35,25%, dịch vụ chiếm 36,23%...
 
Phấn đấu thành cực tăng trưởng chính
 
Theo quy hoạch tổng thể tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 xác định mục tiêu cụ thể đưa kinh tế của vùng ven biển chiếm khoảng 57 - 60% tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân đạt khoảng 12,5 - 13,5%/năm.
 
Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Nghệ An sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng ven biển theo thứ tự ưu tiên: Công nghiệp ven biển; kinh tế hàng hải; du lịch biển; nuôi trồng và khai thác hải sản; khai thác khoáng sản biển; và các hoạt động kinh tế biển khác.
 
Trong đó, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm như: Dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic đa dạng, hiện đại; phát triển du lịch biển, đô thị ven biển; khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá; tìm kiếm, thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản biển; phát triển điện gió và điện mặt trời vùng ven biển.
 
Đồng thời, lấy công nghiệp ven biển, kinh tế hàng hải và phát triển du lịch là các lĩnh vực đột phá; lấy khu kinh tế Đông Nam mở rộng làm lãnh thổ trọng điểm cho phát triển kinh tế biển; lấy hợp tác vùng và hợp tác quốc tế làm đòn bẩy để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
 
 
 
 
Đối với các lĩnh vực mang tính đột phá, trước hết là công nghiệp ven biển, tỉnh Nghệ An sẽ ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao (điện tử - viễn thông, sản phẩm số, dược phẩm), phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp ven biển; Phát huy vai trò động lực của khu kinh tế Đông Nam (mở rộng) theo hướng phát triển các khu công nghiệp, đô thị hiện đại, năng động gắn với ưu thế về hạ tầng giao thông kết nối, nguồn nhân lực;
 
Đối với kinh tế hàng hải, phát huy vai trò trọng yếu của vận tải biển trong kết nối Nghệ An với thị trường quốc tế, tạo sức hút với dòng vốn FDI trong giai đoạn 2021-2030. Phát triển các cảng biển tổng hợp Cửa Lò, Cửa Hội, Đông Hồi, trong đó đẩy mạnh phát triển khu bến Đông Hồi trong vai trò đảm nhận phục vụ phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, hỗ trợ khu bến Nam Nghi Sơn để hình thành cụm cảng Nghi Sơn - Đông Hồi.
 
Đối với ngành du lịch biển, đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm du lịch biển để tạo bước đột phá gắn với xây dựng và nâng cấp hệ thống công viên ven biển theo hướng văn minh, chất lượng và thân thiện với môi trường, phát triển dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm...
 
Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các dự án tầm cỡ gắn với các điểm du lịch biển giàu tiềm năng ở Nghi Lộc, Cửa Hội, Bãi Lữ … Hình thành thương hiệu du lịch biển Nghệ An thân thiện, văn minh. Đồng thời, hỗ trợ và tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh, hưởng lợi từ các hoạt động du lịch; đẩy mạnh du lịch cộng đồng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch, dịch vụ biển.