• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
01 Tháng Mười Hai 2024 2:15:08 CH - Mở cửa
Vì sao Quảng Ninh giải ngân vốn đầu tư công chậm?
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 22/11/2023 9:37:40 SA

Tính đến hết tháng 10/2023, tỉnh Quảng Ninh mới giải ngân được gần một nửa kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 sau khi được điều chỉnh.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tính đến cuối tháng 10/2023, tổng số vốn đã giải ngân đạt trên 6.640 tỷ đồng, đạt 44,7% so với nguồn vốn đã phân khai và đạt 51% kế hoạch HĐND tỉnh giao đầu năm.

Một số chủ đầu tư, đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp điển hình như Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (32,1%); Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT (20,7%); Công an tỉnh (10,3%); Ban quản lý khu kinh tế tỉnh (0%); Trường Đại học Hạ Long (0%).

TP Hạ Long đang đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối Sơn Dương - Đồng Sơn, đảm bảo mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh: TTTT

Đâu là nguyên nhân?

Nguyên nhân của việc giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) chậm được các sở, ngành, địa phương lý giải là do mất nhiều thời gian trong việc triển khai các thủ tục về đất đai như chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất cho các dự án ĐTC. Việc thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp đã góp phần khiến các dự án giao thông chậm tiến độ.

Một số dự án chuyển tiếp có tổng mức đầu tư lớn đã được tạm ứng hợp đồng từ cuối năm 2022 nên những tháng đầu năm 2023 các nhà thầu đang triển khai thi công để hoàn thành khối lượng đã tạm ứng, chưa có nhiều khối lượng hoành thành phát sinh nên chưa thể giải ngân…

Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm so với tiến độ đề ra; công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án bất động đất gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách địa phương...

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, đối với nhóm dự án khởi công mới cấp tỉnh hiện chỉ có 6/10 dự án khởi công, còn lại 4/10 dự án chưa khởi công, trong đó có 2 dự án được giao vốn ngay từ đầu năm với tổng kế hoạch vốn trên 970 tỷ đồng. Đối với ngân sách huyện, hiện còn 8/26 dự án chưa khởi công, trong đó có 6 dự án hỗ trợ xây dựng trường học được bổ sung theo Quyết định số 1568/QĐ-UBND ngày 14/6/2023 với số vốn 422,5 tỷ đồng nhưng sau gần 2 tháng vẫn chưa khởi công.

Tính theo tỷ lệ giải ngân vốn của các nhóm dự án sử dụng ngân sách tỉnh, có thể thấy, các dự án hoàn thành mới giải ngân đạt 38,2%; chuyển tiếp 38,3%; khởi công mới 19,3%. Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân vốn kéo dài mới đạt 25%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh, đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn kéo dài ngân sách huyện mới đạt 19,8% kế hoạch.

Liệu có kịp giải ngân theo kế hoạch năm?

Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị, chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 984/UBND-TH4 (28/4/2023). Đặc biệt, trong quá trình thực hiện phải cụ thể, cá thể hóa trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, tuyệt đối không để xảy ra việc lạm dụng lấy ý kiến nhằm mục đích đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết. Tỉnh Quảng Ninh sẽ coi việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ quan trọng khi xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2023 của tập thể, cá nhân.

Để giám sát việc thực hiện, Ban Chỉ đạo thực hiện giải ngân cấp tỉnh rà soát lại tiến độ giải ngân của từng đơn vị, địa phương, tập trung phối hợp giải quyết các vướng mắc khó khăn. Tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm nhất là các đơn vị nhà thầu cố tình chây ỳ, không đảm bảo việc huy động máy móc, nhân lực và chậm trễ trong việc triển khai thi công các dự án. 

Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư trong tháng 11/2023 phải khởi công được các dự án mới đã được phân bổ nguồn vốn, trong đó có 3 dự án trọng điểm, có kế hoạch vốn ngân sách tỉnh được bố trí từ đầu năm 2023 là trên 2.330 tỷ đồng và 5 dự án trường học được UBND tỉnh bổ sung kế hoạch vốn 385,5 tỷ đồng.

Đối với 8 địa phương được tỉnh bổ sung và giao quyền chủ động trong sử dụng vốn chấm điểm, các địa phương phải chủ động rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn chấm điểm từ dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, đảm bảo theo thứ tự ưu tiên bố trí vốn theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh.

Hiện tại, các đơn vị, địa phương ở Quảng Ninh đang tranh thủ thời tiết hanh khô, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị nhà thầu tích cực huy động trang thiết bị máy móc kỹ thuật, nhân lực; tăng ca, tăng kíp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói thầu, hạng mục công trình, quyết tâm phấn đấu đến 31/12/2023 sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao.

Quỳnh Mai