• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:02:34 SA - Mở cửa
Nhu cầu than Việt Nam đến năm 2050 [kỳ 2]: Khai thác trong nước và nhập khẩu
Nguồn tin: Tạp chí Năng lượng VN | 30/03/2023 9:10:00 CH
Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm, sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn vào giai đoạn năm 2035 - 2045. Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế, Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045.
 
 
KỲ 2: PHƯƠNG HƯỚNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THAN ĐẾN NĂM 2045 - 2050 CỦA VIỆT NAM
 
Tình hình khai thác trong nước và tiêu thụ than thời gian qua:
 
Hiện nay, ngành than gồm hai đơn vị sản xuất than chính là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc, chiếm khoảng trên dưới 95% tổng sản lượng than toàn ngành. Tình hình tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu của các đơn vị trên như sau:
 
- Trong những năm vừa qua (từ 2011 - 2021) đã ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần xuất khẩu than và chỉ xuất khẩu loại than trong nước chưa có nhu cầu, hoặc nhu cầu ít sử dụng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
 
- Than tiêu thụ trong nước tăng nhanh từ khoảng 27,8 triệu tấn năm 2011 (chiếm 62,2% tổng lượng than tiêu thụ) lên 38,77 triệu tấn năm 2015 (chiếm 96,8% tổng lượng than tiêu thụ) và khoảng 53,52 triệu tấn năm 2021 (chiếm 96,7% tổng lượng than tiêu thụ). Như vậy, khối lượng than tiêu thụ hiện nay tăng gấp trên 2 lần so với năm 2011.
 
- Than xuất khẩu giảm từ 17 triệu tấn năm 2011 xuống còn khoảng 1,0 - 2,0 triệu tấn vào các năm 2015 - 2021.
 
- Tổng khối lượng than tiêu thụ (tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) giảm từ 44,7 triệu tấn năm 2011 còn khoảng 39 - 41 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2012 - 2017, sau đó tăng nhanh đến khoảng 52 - 54 triệu tấn vào các năm từ 2019 - 2021.
 
Dự kiến sản lượng khai thác trong thời gian tới:
 
Trên cơ sở tài nguyên, trữ lượng, điều kiện địa chất và công nghệ khai thác các mỏ, dự kiến khả năng khai thác than (nguyên khai) tăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đạt từ 48 - 55 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 43 - 48 triệu tấn than thương phẩm/năm), sau đó giảm dần còn khoảng 51 - 52 triệu tấn (tương đương khoảng gần 45 - 47 triệu tấn than thương phẩm) vào giai đoạn năm 2035 - 2045 [1].
 
Theo [2] thì sản lượng than khai thác trong nước đến năm 2050 dự báo như sau (nghìn tấn): năm 2025: 46.529; 2030: 47.872; năm 2035: 42.526; năm 2040: 40.146; năm 2045: 38.708; năm 2050: 32.970.
 
Kể cả 2 tài liệu (Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2045 và Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050) đều dự báo sản lượng than khai thác trong nước đến năm 2045 đều rất thấp so với nhu cầu.
 
Kế thừa kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới, ngoài việc nỗ lực đáp ứng nhu cầu sử dụng than của các hộ tiêu thụ trong nước, ngành than Việt Nam cần nghiên cứu, triển khai biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng than theo hướng giảm phát thải, đảm bảo an toàn môi trường, góp phần phát triển ngành than bền vững.
 
Tiếp tục tăng cường nhập khẩu than phục vụ nhu cầu trong nước:
 
1. Đánh giá tình hình nhập khẩu than trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay:
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê: Các năm 2011 và 2012, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,0 triệu tấn; từ năm 2013 lượng than nhập khẩu tăng lên do nhu cầu nhập khẩu than nhiệt tăng dần qua các năm, tăng từ 2,3 triệu tấn vào năm 2013 lên khoảng 54,8 triệu tấn vào năm 2020. Riêng năm 2021 than nhập khẩu giảm khoảng 18,5 triệu tấn so với năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới nhu cầu giảm. Việc nhập khẩu than trong những năm vừa qua với mục tiêu chính là:
 
- Trực tiếp đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký, nhất là các nhà máy nhiệt điện than.
 
- Chế biến, pha trộn với than trong nước thành các sản phẩm than phù hợp với nhu cầu các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký.
 
Để đa dạng hóa nguồn than và nâng cao năng lực cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong nước, từ năm 2015 trở lại đây, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã tiến hành tìm kiếm các nguồn than nhập khẩu có khả năng phối trộn với các loại than sản xuất trong nước để chế biến ra những loại than có thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của các hộ tiêu thụ. Than nhập khẩu để phối trộn chủ yếu là các loại than antraxit, bán antraxit, than nhiệt năng chất bốc thấp. Nguồn than Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước In-đô-nê-xi-a, Úc, Nga... Ngoài ra, than cho luyện kim được nhập từ Trung Quốc.
 
Bảng 1: Sản lượng và giá trị than nhập khẩu về Việt Nam:
 
 
Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan.
 
2. Nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nan giai đoạn đến năm 2045:
 
Để đáp ứng nhu cầu than phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế trong nước, dự kiến sẽ phải nhập khẩu khoảng 50 - 83 triệu tấn vào giai đoạn năm 2025 - 2035 và giảm dần còn khoảng 32 - 35 triệu tấn vào năm 2045. Cụ thể nêu ở bảng 2.
 
Bảng 2: Dự báo nhu cầu nhập khẩu than trong trong giai đoạn đến năm 2045 (đơn vị tính: 1.000 tấn):