• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 7:43:30 SA - Mở cửa
Xuất khẩu tôm kỳ vọng khởi sắc trong quý 2
Nguồn tin: Báo Hải quan | 21/04/2023 6:50:00 SA
 Tôm xuất khẩu (XK) sang các thị trường chính đều giảm sâu trong 3 tháng đầu năm, dự báo XK tôm sẽ sáng dần trong kể từ quý 2/2023.
 
 
Hoạt động sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta
 
Theo phân tích của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK tôm Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt 265 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 3 tháng đầu năm, XK đạt 600 triệu USD, giảm 37%. XK tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm 2 con số trong tháng 3 năm nay. Trong đó, XK sang Nhật Bản, Hàn Quốc giảm xung quanh mức 20%, XK sang Mỹ, EU, Trung Quốc giảm sâu hơn khoảng 40%.
 
Trong cơ cấu sản phẩm tôm XK, giá trị XK tôm chân trắng đạt 451 triệu USD (chiếm tỷ trọng 75,2%), giảm 38% so với cùng kỳ. Giá trị XK tôm sú đạt 83 triệu USD, giảm 34% trong khi XK tôm loại khác đạt 65 triệu USD, giảm 34%.
 
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17,6%. Quý đầu năm nay, XK tôm sang thị trường này đạt hơn 105 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật Bản năm nay dự kiến vẫn ổn định. Nhật Bản cũng được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh XK trong năm nay nhờ nhu cầu được đánh giá là ổn định, tình hình lạm phát không quá căng thẳng, tỷ suất lợi nhuận ở Nhật Bản tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao.
 
Quý đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 104 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ. Lạm phát tăng kỷ lục, sức mua giảm, tồn kho từ năm 2022 còn cao là những yếu tố làm giảm nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ. Tình hình nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho hiện tại. Nếu tình hình tích cực, nhu cầu nhập khẩu có thể phục hồi sau quý 2 năm nay.
 
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam đạt 6.322 tấn, trị giá 66 triệu USD, giảm 44% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá trung bình nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay giảm 1 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái từ 11,4 USD/kg xuống 10,4 USD/kg. Hai sản phẩm tôm mã HS 1605211030 và 1605211020 vẫn là 2 sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất vào Mỹ trong 2 tháng đầu năm nay.
 
Quý đầu năm nay, XK tôm sang EU đạt 89 triệu USD, giảm 44% so với cùng kỳ. XK tôm sang EU không được đánh giá tích cực trong năm 2023 do tác động chiến tranh Nga-Ukraine.
 
Nửa đầu năm 2023, nhập tôm của Hàn Quốc sẽ chậm lại do kinh tế khó khăn, sau đó sẽ phục hồi. Quý 1 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 78 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ.
 
Theo bà KIm Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, XK tôm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với thách thức từ lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sức tiêu thụ của các thị trường lớn. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với Ecuador và Ấn Độ về giá thành. Nhu cầu nhập khẩu tôm dự kiến phục hồi từ quý 2 trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022.
 
Doanh nghiệp cần tối ưu chi phí, tập trung phát triển giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm đặc thù quốc gia như tôm-rừng, tôm-lúa, chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu từng phân khúc thị trường, chuẩn bị về nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất để bắt nhịp khi nhu cầu tôm trên thị trường thế giới phục hồi.
 
Năm 2022, diện tích tôm nước lợ thả nuôi của cả nước đạt khoảng 747.000 ha với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2021. Năm 2023, ngành tôm nước ta đặt mục tiêu diện tích đạt 750.000 ha với sản lượng tôm các loại hơn 1 triệu tấn và phấn đấu kim ngạch XK xấp xỉ 4,3 tỷ USD.
 
Theo các doanh nghiệp, ngành tôm hiện nay đang bị giảm cạnh tranh so với Ấn Độ, Ecuador tại thị trường chính là Mỹ, EU. Quý 1/2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam chỉ đạt 600 triệu USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, ngành tôm Việt Nam mỗi năm mất đến 10.000 tỉ đồng. Đó là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Ngoài ra, còn có chi phí kiểm soát kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán. Điều này khiến cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài vì phải chờ lấy mẫu và kết quả kiểm tra kháng sinh, từ đó khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.
 
Trong bối cảnh, ngành tôm Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức ở cả đầu vào và đầu ra liên quan đến nguồn cung nguyên liệu từ chất lượng con giống, kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát vùng nuôi; tỷ lệ diện tích và sản lượng tôm nuôi theo tiêu chuẩn chứng nhận GAP, hữu cơ... còn thấp. Giá thành sản xuất tôm vẫn còn cao hơn nhiều so với Ecuador và Ấn Độ. Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành tôm rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành và sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong chuỗi giá trị tôm.