• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:15:30 CH - Mở cửa
Đẩy mạnh, phát triển vận tải biển: Không dễ dàng!
Nguồn tin: Đài tiếng nói VN | 23/05/2023 7:45:00 SA
90% hàng xuất khẩu ra quốc tế của Việt Nam đang phụ hệ thống vận tải tàu quốc tế, từ đó dẫn tới việc phụ thuộc chi phí logistics. Trong giai đoạn mà chúng ta đang hội nhập một cách sâu rộng, việc xây dựng đội tàu biển quốc gia là vấn đề được đặt ra. Tuy nhiên, đây là vấn đề không dễ dàng.
 
Hàng Việt “ngấm đòn” cước tàu biển
 
Ông Nguyễn Văn Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty Chanh Việt (Chavi), có trụ sở đóng ở TP.HCM cho biết, doanh nghiệp đang xuất khẩu chanh tươi cho Hà Lan, một số quốc gia khác ở châu Âu và đang mở rộng trường sang Mỹ.
 
Trước đây, mỗi container loại 40 feet xuất sang châu Âu chỉ khoảng 4.000 - 6.000 USD nhưng nay đã tăng hơn gấp đôi. Đó là chưa tính nhiều loại chi phí khác đi kèm với lô hàng. Cước phí logistics tăng cao, doanh nghiệp phải bấm bụng giảm lợi nhuận.
 
“Bây giờ giá cước cao thì ráng chịu đựng thôi, khách hàng họ cũng gánh phần này, hầu như phía mình gánh hết. Trước đây mỗi container lời 7.000 - 10.000 USD thì giờ lãi giảm. Muốn duy trì việc làm thì phải chịu còn cách nào khác đâu” - ông Hiển chia sẻ.
 
 
Việc xây dựng đội tàu là mang tính chiến lược lâu dài, trong phát triển ngành logistics. (Ảnh: Nguyễn Quang)
 
Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải-Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, dự báo hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2030 khoảng 1.140 - 1.423 triệu tấn. Điều này cho thấy thị trường vận tải biển của nước ta rất lớn.
 
Hiện nay 90% hàng hóa xuất container của nước ta ra quốc tế bằng hệ thống tàu nước ngoài. Vì vậy, lợi nhuận, chi phí đều do các hãng vận tải biển quốc tế chi phối. Do đó, việc phát triển đội tàu quốc gia là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty như Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam không thể thực hiện vì vướng các quy định pháp luật.
 
Ông Lê Quang Trung cho biết thêm: “Nghị định 17, Nghị định 68 liên quan đến vấn đề về đấu thầu và đầu tư tàu… Dù muốn vào việc ngay nhưng không thể làm được. Cần có tháo gỡ thì chúng tôi mới có thể đầu tư tàu để mà hỗ trợ cho các tuyến”.
 
TS. Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng, việc đầu tư phát triển đội tàu quốc gia để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo sự chủ động, tính kinh tế và an toàn cho lĩnh vực này.
 
Việt Nam có đội tàu đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 28 trên thế giới. Hiện nay, đã có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tàu chuyên dụng trọng tải lớn như tàu dầu thô trọng tải đến 320.000 DWT, nhiều tàu chở hàng rời chuyên dụng trên 100.000 DWT. Đây chính là cơ sở để đội tàu trong nước từng bước chuyển đổi theo xu hướng thế giới nhằm tối ưu hóa chi phí vận tải, giảm phụ thuộc vào đội tàu của nước ngoài.
 
“Hiện nay chúng ta đang mở ra nhiều cơ hội cho đội tàu biển của Việt Nam. Tuy nhiên cũng tạo ra những thách thức đối với thị phần do đội tàu vận tải container nước ngoài thâm nhập thị trường vận tải nội địa rất lớn. Trong bối cảnh này, việc phát triển đội tàu vận tải biển luôn được đánh giá là rất cần thiết, kỳ vọng sẽ giảm phụ thuộc vào đội tàu của nước ngoài” - TS. Hồ Minh Sơn nói.
 
 
Xây dựng đội tàu trong giai đoạn ngắn hạn tính khả thi không cao kèm với đó tính mở của cảng biển Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề tháo gỡ. (Ảnh: Nguyễn Quang)
 
Không dễ dàng!
 
Theo ông Đặng Ngọc Quý, Công ty TNHH Thương mại - sản xuất - chế biến xuất nhập khẩu trái cây Tam Nguyên Fruit- TP.HCM, cước logicstic do hãng tàu quốc tế đưa ra đã tăng hơn 50% và doanh nghiệp trong nước chỉ biết “cắn răng chịu đựng”. Do đó, việc hình thành đội tàu vận tải quốc gia, các doanh nghiệp xuất khẩu rất ủng hộ.
 
Tuy nhiên, hình thành đội tàu đòi hỏi nguồn đầu tư lớn, nếu chỉ giải quyết vấn đề ngắn hạn giảm chi phí logistics thì chưa đủ vì khi đưa vào vận hành không chuyên nghiệp, thiếu tính thương mại, đội tàu sẽ khó có thể cạnh tranh với những hãng tàu lớn và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế nước nhà.
 
“Nếu xây dựng được mà giá thành giảm thì càng tốt chứ giá thành như giá của hãng quốc tế thì thôi đừng làm. Bởi hiện đối tác quốc tế họ luôn chỉ định hãng tàu để đưa hàng sang cho họ. Tính cạnh tranh nằm ở chỗ khi doanh nghiệp Việt xuất hàng Việt và chọn phương án hãng tàu Việt Nam để xuất hàng… Quan trọng đối tác họ có chịu hay không, rồi dịch vụ của mình sang nước bạn có được tiếp đón hay không luôn là vấn đề lớn” - ông Đặng Ngọc Quý nêu ý kiến.
 
Với nhiệm phục phát triển kinh tế, thể hiện vai trò của một quốc gia có biển, đội tàu quốc gia được hình thành có thể vươn ra biển xa đang trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết với ngành Hàng hải Việt Nam và các bộ ngành có liên quan. Đây cũng là nhiệm vụ chiến lược mang tính lâu dài cần được thực hiện chọn lọc, có sự đánh giá đầy đủ để mang tính thực tiễn khách quan linh hoạt với tình hình hình mới./.
 
Nguyễn Quang/VOV-TP.HCM