Với cơ cấu tài chính lành mạnh khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức chỉ 20% và không có dư nợ dài hạn, MASVN giữ khuyến nghị tăng tỷ trọng với cổ phiếu HSG với giá mục tiêu là 19.400 đồng/cổ phiếu.
HPG: KBSV khuyến nghị mua, giá mục tiêu 27.400 đồng/cổ phiếu
Quý I/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE:
HPG) quay trở lại ghi nhận lợi nhuận dương nhờ: hoàn nhập 928 tỷ dự phòng hàng tồn kho, giúp biên lãi gộp tăng từ 3% lên 6% và chi phí SG&A giảm 28% so với quý trước đó do cắt giảm hoạt động 3-4 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất trong quý I/2023. Thêm vào đó, giá thép tăng nhẹ trong quý I/2023 nhờ kỳ vọng kinh tế hồi phục tại Trung Quốc.
Trong khi giá chi phí đầu vào giảm mạnh (quặng sát, than cốc, thép phế giảm lần lượt 10%, 44%, 18% so với quý trước), thép xây dựng và HRC tại Việt Nam có sự suy giảm nhẹ hơn (lần lượt giảm 6% và giảm 15% so với quý trước đó), tạo điều kiện cho
HPG tiếp tục cải thiện biên lãi gộp trong quý.
Báo cái phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) chỉ ra số liệu T5/2023 của
HPG cho thấy sản lượng sản xuất trong tháng đạt 75% công suất thiết kế và 95% công suất tổng của doanh nghiệp, chủ yếu là nhờ đơn hàng xuất khẩu HRC tăng mạnh trong T4 và T5/2023. Đồng thời, tỷ trọng hàng tồn kho thành phẩm của
HPG cũng có xu hướng gia tăng từ đầu năm tới nay. Có thể thấy,
HPG đang tích cực chuẩn bị cho sự hồi phục của thị trường tiêu thụ thép trong thời gian tới.
Theo đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với cổ phiếu
HPG, giá mục tiêu 27.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức upside 19% so với giá đóng cửa ngày 15/06/2023.
GEX: VCBS khuyến nghị mua, giá mục tiêu là 24.750 đồng/cổ phiếu
Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE:
GEX) công bố KQKD kém khả quan trong quý I/2023. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu sụt giảm đạt 6.410 tỷ đồng (giảm 25,9% so với cùng kỳ) và LNST lỗ 92,28 tỷ đồng. Sự sụt giảm đến từ hầu hết tất cả các mảng kinh doanh như thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng.
Mảng năng lượng là mảng duy nhất có sự tăng trưởng trong quý I/2023. Bên cạnh đó, các khoản lỗ tài chính trong quý I/2023 cũng là yếu tố gây sụt giảm lớn lợi nhuận của công ty mẹ.
Về triển vọng, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá
GEX nắm giữ các mảng kinh doanh với vị thế hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng, thiết bị điện, bất động sản. VCBS kỳ vọng tình hình kinh doanh khó khăn trong ngắn hạn sẽ dần được cải thiện và còn nhiều tiềm năng trong dài hạn.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính đã lỗ trong các quý trước đó được kỳ vọng có lãi trở lại giúp lợi nhuận khả quan hơn trong các quý tới so với mức lỗ lớn của quý I/2023.
Cùng với đó, chiến lược thoái vốn một phần mảng năng lượng sẽ giúp
GEX có thêm nguồn lực tài chính để thực hiện các thương vụ M&A giúp
GEX chớp cơ hội mở rộng kinh doanh mạnh mẽ trong thời gian tới cũng như xử lý các vấn đề về trái phiếu đã phát hành còn tồn đọng.
Về rủi ro, theo VCBS, rủi ro tới từ thị trường bất động sản kéo dài tình hình suy giảm tác động lên hầu hết các mảng kinh doanh của
GEX.
Cùng với đó, kế hoạch thoái vốn bị kéo dài và giá thoái vốn không như kỳ vọng. Đánh giá, VCBS cho rằng trong ngắn hạn các mảng kinh doanh của
GEX còn nhiều khó khăn trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh, tuy nhiên
GEX sở hữu tập công ty con, công ty liên kết có vị thế lớn tại các ngành còn nhiều tiềm năng trong dài hạn. Trong đó VGC sở hữu 11 KCN lớn, GEE với vị thế hàng đầu trong mảng thiết bị điện, mảng năng lượng, bất động sản có nhiều câu chuyện tăng trưởng trong thời gian tới.
Theo đó, VCBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu
GEX với giá mục tiêu là 24.750 đồng/cổ phiếu (tăng 30%).
HSG: MASVN khuyến nghị tăng tỷ trọng, giá mục tiêu là 19.400 đồng/cổ phiếu
Trong niên độ tài chính (NĐTC) quý I/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE:
HSG) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng (LNR) giảm mạnh, lần lượt đạt 15.023 tỷ (giảm 49,4% so với cùng kỳ) và giảm 429 tỷ ( so với mức 873 tỷ cùng kỳ). Sản lượng tôn mạ và ống thép trong quý I/2023 của
HSG lần lượt đạt 479.935 tấn (giảm 39%) và 135.917 tấn (giảm 24%), trong đó sản lượng tôn mạ xuất khẩu chiếm 43,3% tổng sản lượng tôn mạ của
HSG.
Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhìn nhận điểm sáng nhất của
HSG là việc biên lợi nhuận gộp đã hồi phục rất mạnh, trở lại mức 12,8% trong quý II/2023 nhờ hoàn nhập 530 tỷ dự phòng hàng tồn kho (HTK).
MASVN cũng đánh giá tỷ lệ tồn kho đã hạ về mức an toàn, dự phóng lợi nhuận năm 2023 đạt 118 tỷ với trọng tâm là quay trở lại thị trường nội địa. Rủi ro của
HSG đã tăng cao khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức 61% trong quý II/2022 trong bối cảnh nhu cầu thép trên thế giới suy giảm do ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế.
Giai đoạn quý IV/2022 – quý I/2023,
HSG đã ghi nhận lỗ 1.567 tỷ đồng. Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi HRC ổn định ở mức USD500 – 650/tấn, qua đó giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục lên mức 12,8% trong quý II/2023 với tỷ lệ HTK/TTS đã hạ xuống mức 20,6% trong cuối quý II/2023.
MASVN đánh giá
HSG hầu như đã bán hết lượng HTK giá cao và không còn rủi ro trích lập trong giai đoạn quý II/2023 – 2024. Dự phóng
HSG sẽ tiếp tục hoàn nhập 185 tỷ dự phòng HTK trong giai đoạn quý II/2023.
Trong NĐTC 2022, thị phần nội địa mảng tôn mạ của
HSG giảm mạnh, từ 35,9% xuống 28,7%. Theo MASVN, do biên LNG mảng xuất khẩu năm 2022 cao hơn nội địa là 3%. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm nhu cầu, công ty chứng khoán này cho rằng
HSG sẽ quay lại tập trung cho thị trường nội địa.
Giai đoạn 2016-2021, thị trường nội địa là thị trường chính tạo ra lợi nhuận cho
HSG nhờ thương hiệu, hệ thống phân phối lớn với biên lợi nhuận gộp nội địa luôn cao hơn thị trường xuất khẩu. Sản lượng dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1,55 triệu tấn (giảm 14,7% so với cùng kỳ) và 1,73 triệu tấn (tăng 11,6%).
MASVN dự phóng doanh thu thuần NĐTC 2023/2024 của
HSG lần lượt đạt 34.756 tỷ (giảm 30%)/40.323 (tăng 16%); dự phóng LNR của
HSG trong NĐTC 2023/2024 lần lượt đạt 246 tỷ (giảm 13,8%)/ 1.070 tỷ (tăng 335%).
Với cơ cấu tài chính lành mạnh khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức chỉ 20% và không có dư nợ dài hạn, MASVN giữ khuyến nghị tăng tỷ trọng với cổ phiếu
HSG với giá mục tiêu là 19.400 đồng/cổ phiếu.