• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:31:59 CH - Mở cửa
Giải mã đà tăng của cổ phiếu ngành nông nghiệp
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 23/06/2023 9:34:22 SA

Việc giá lương thực toàn cầu duy trì ở mức cao từ những tháng đầu năm 2023 được cho là yếu tố chính giúp cho cổ phiếu ngành nông nghiệp đi lên, bất chấp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành này không hoàn toàn tích cực.

Theo quan sát, nhóm cổ phiếu ngành nông nghiệp ghi nhận diễn biến tương đối khả quan trong vài tháng trở lại đây. Có thể kể đến nhóm doanh nghiệp chăn nuôi lợn với HAG (Hoàng Anh Gia Lai) có mức tăng 10% từ cuối tháng 3, thậm chí cổ phiếu DBC (Dabaco) còn tăng tới 59% chỉ sau 3 tháng.

Doanh nghiệp kinh doanh kém sắc

Cùng thời gian, trong nhóm gạo, PAN (CTCP Tập đoàn PAN) tăng 21%, TAR (Trung An) tăng hơn 31%, LTG (Lộc Trời) tăng gần 16%.

Với nhóm đường, cổ phiếu QNS (Đường Quảng Ngãi) tăng một mạch 32% từ cuối tháng 3, SBT (Thành Thành Công - Biên Hoà) tăng hơn 19%, SLS (Mía đường Sơn La) tăng 19%.

Còn tại nhóm sắn, cổ phiếu CAP (Nông sản Yên Bái) tăng 21% từ đầu tháng 3, APF (Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi) tăng hơn 8%.

Cổ phiếu ngành nông nghiệp “âm thầm” tăng bất chấp tình hình chung của các doanh nghiệp nhóm ngành này vẫn mang gam màu xám.

Cổ phiếu DBC tăng tới 59% chỉ sau 3 tháng. (Ảnh: Int)

Theo thống kê từ Chứng khoán KIS, doanh thu của 27 công ty niêm yết trong lĩnh vực nông nghiệp trong quý 1/2023 giảm 29% so với quý trước, do xu hướng giảm cả về sản lượng trồng trọt lẫn thức ăn chăn nuôi.

Biên lợi nhuận gộp của các công ty nông nghiệp giảm từ 15,9% trong quý 1/2022 xuống còn 11,4% trong quý 1/2023, do chi phí đầu vào như phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Riêng nhóm chăn nuôi, doanh thu quý 1/2023 của 4 công ty chăn nuôi niêm yết giảm 31% so với quý liền kề trước đó xuống còn 4,8 nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là bởi nhu cầu thấp trong bối cảnh kinh tế suy thoái, mức nền cao trong quý 1/2022 do nhu cầu bị dồn nén hậu Covid-19.

Biên lợi nhuận gộp giảm 4,7% xuống 9,2% do giá bán gia cầm/gia súc thấp do nhu cầu thấp hơn dự kiến trong và sau kỳ nghỉ Tết, chi phí nguồn cung thức ăn chăn nuôi cao và ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi làm tăng chi phí và giảm sản lượng. Ngoài ra, chi phí điện nước, con giống, thuốc men, chi phí lãi vay… tăng mạnh đã kéo kết quả kinh doanh lỗ ròng sau thuế 235 tỷ đồng, nặng hơn khoản lỗ 9 tỷ đồng trong quý 4/2022.

Chẳng hạn, 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu của Dabaco đạt hơn 2.300 tỷ đồng, giảm gần 18% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế hơn 320 tỷ đồng. Nông nghiệp BAF (BAF) có doanh thu 816 tỷ, chỉ bằng một nửa và lợi nhuận 3,9 tỷ, giảm hơn 22 lần so với cùng kỳ.

Ngoài ra, có thể kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp thuộc nhóm ngành khác như: Doanh thu của Thành Thành Công - Biên Hòa đạt 5.710 tỷ, tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận bị kéo giảm 26%; Lộc Trời có doanh thu tăng nhẹ nhưng lại lỗ sau thuế hơn 80 tỷ đồng; Trung An ghi nhận doanh thu giảm nhẹ nhưng lợi nhuận chỉ còn 8,5 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ.

Hưởng lợi từ giá lương thực tăng cao

Trở lại đà tăng của nhóm cổ phiếu nông nghiệp, thực tế cho thấy, không chỉ từ tháng 3/2023 mà tính từ mức thấp nhất của năm 2022, cổ phiếu các nhóm ngành này đều đã tăng khá cao.

Điều này được cho là bởi “chất xúc tác” từ những thông tin tích cực tác động đến triển vọng của doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là việc giá lương thực toàn cầu duy trì ở mức cao từ những tháng đầu năm 2023. Giá các mặt hàng nông sản như gạo, sắn hay thịt lợn tại Việt Nam đang liên tục tăng và neo tại vùng đỉnh.

Cụ thể, giá gạo xuất khẩu ghi nhận tăng lên mức đỉnh hơn hai năm, đạt 498 USD/tấn. Giá lợn hơi tăng mạnh trở lại từ đầu quý II, trong khi giá sắn cũng có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về sắn tại Trung Quốc cao.

Giá lương thực leo thang có ảnh hưởng không nhỏ từ lo ngại về điều kiện thời tiết phức tạp El Nino trong năm 2023. Hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino được cho có nhiều khả năng gây hạn hán nghiêm trọng, đe dọa nguồn cung lương thực trên toàn cầu. Đây là nguyên nhân lớn nhất đẩy giá cả hàng hoá lên cao.

Riêng tại Việt Nam, các thương nhân cho biết, giá lúa trong nước tăng do nguồn cung khan hiếm và lo ngại về hiện tượng thời tiết El Nino ảnh hưởng đến triển vọng sản xuất.

Theo đánh giá của Agriseco Research, mặt bằng giá hàng hóa dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn đang cao hơn mức trước đại dịch Covid-19.

Đồng thời, nhóm phân tích này cũng dự phóng giá đường có thể tiếp tục xu hướng tăng và duy trì mức cao, bởi nguồn cung đường toàn cầu bị thắt chặt. Bên cạnh đó, chính sách áp thuế với đường Thái Lan tiếp tục hỗ trợ ngành đường trong nước.

Với giá lợn hơi, Agriseco Research cho rằng có thể tiếp tục xu hướng phục hồi lên vùng 60.000 – 70.000 đồng/kg, bởi nguồn cung sụt giảm mạnh khi nhiều cơ sở chăn nuôi đã thu hẹp quy mô hoặc rời bỏ thị trường sau thời gian lỗ kéo dài. Cùng với đó, ngành du lịch, dịch vụ phục hồi là động lực giúp cho nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên hỗ trợ đà tăng của giá lợn hơi. Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng tới nguồn cung trên thị trường.

Chứng khoán KIS cũng đánh giá tương tự và bổ sung thêm một số thông tin tích cực khác. Cụ thể, các nước như Trung Quốc, Indonesia, Philippines tăng cường nhập khẩu gạo để bù đắp cho kho lương thực dự trữ quốc gia của họ. Nhờ đó, dự đoán kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng nhẹ trong quý 2 năm nay

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại hứa hẹn sự phục hồi xuất khẩu rau quả như sầu riêng hay khoai lang. Các nhà xuất khẩu hạt điều và chè cũng đang trông đợi doanh số bán hàng phục hồi ở thị trường Trung Quốc và Hồng Kông sau khi chính sách "Zero-Covid" được nới lỏng.

Với việc cắt giảm quy mô của các nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất là Brazil và Colombia do thời tiết khắc nghiệt, Việt Nam đang có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Robusta thô. Bất chấp yêu cầu cao về chất lượng từ thị trường Trung Quốc, Việt Nam có thể gián tiếp tăng xuất khẩu hạt cà phê thô sang thị trường này thông qua các doanh nghiệp chế biến cà phê toàn cầu, như EU và Mỹ.

Với nhóm chăn nuôi, nhiều cơ sở đã thu hẹp quy mô hoặc rời bỏ thị trường sau thời gian lỗ kéo dài. Chứng khoán KIS kỳ vọng giá nguồn cung thức ăn chăn nuôi giảm sẽ giúp phục hồi giá thịt lợn và gia cầm. Tuy nhiên, cần lưu ý chi phí tiện ích và chi phí lãi vay sẽ vẫn ở mức cao.

Chung nhận định về nhóm ngành chăn nuôi, Chứng khoán An Bình (ABS Research) cho rằng sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2023 với luận điểm thời gian khó khăn nhất của ngành chăn nuôi đã qua. Giá lợn hơi khởi sắc sẽ gỡ khó doanh nghiệp trong thời gian tới.

Cụ thể, ABS Research kỳ vọng giá lợn hơi năm 2023 trung bình đạt 60.000 đồng/kg, tăng 3% so với cùng kỳ. Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi đầu vào hạ nhiệt giúp biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp được cải thiện.

Hải Giang

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức