Doanh thu của Nga từ bán dầu khí có thể tăng khoảng 60% trong tháng 7 so với doanh thu tháng 5 với 844 tỷ rúp (9,3 tỷ USD), Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, sự gia tăng thu nhập từ dầu khí sẽ chỉ là sự phản ánh các mô hình chu kỳ. Mức tăng này cũng sẽ giúp giảm bớt thâm hụt ngân sách của Moscow, ở mức 2,6 nghìn tỷ rúp (28,7 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết, thâm hụt ngân sách của nước này trong năm tới có thể vượt quá mức dự kiến 2% GDP do giá dầu trần ảnh hưởng đến thu nhập từ xuất khẩu. Điều này đánh dấu lần đầu tiên một quan chức Nga thừa nhận rằng mức trần giá 60 USD/thùng mà châu Âu và các quốc gia G7 áp đặt cho Nga sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước này.
Ông Siluanov cho hay, đất nước sẽ khai thác thị trường nợ để bù đắp thâm hụt. Nga dự kiến chỉ sử dụng hơn 2 nghìn tỷ rúp (29 tỷ USD) từ Quỹ tài sản quốc gia (NWF) vào năm 2022 khi tổng chi tiêu vượt quá 30 nghìn tỷ rúp, cao hơn ngân sách ban đầu.
Nhưng sau đó, Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng nền kinh tế Nga sẽ chỉ giảm 0,2% trong năm hiện tại, nhỏ hơn nhiều so với mức giảm 2,1% của năm ngoái.
Đặc biệt, Ấn Độ đã tăng cường mua dầu của Nga một cách đáng kể, với lượng nhập khẩu dầu thô tăng đáng kinh ngạc 1.500% trong tháng 5 lên hơn 2,15 triệu thùng/ngày.
Tháng trước, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) có tiêu đề: Làm thế nào liên minh trần giá minh oan cho dầu của Nga ở các nước thứ ba, tiết lộ rằng các nước phương Tây đã mua dầu thô trị giá 42 tỷ USD của Nga dưới dạng các sản phẩm dầu khác nhau từ các quốc gia thân thiện với Nga, trong đó Ấn Độ dẫn đầu nhóm 5 quốc gia khác.
Chẳng hạn, xuất khẩu dầu diesel của Ấn Độ đã tăng gấp 3 lần lên gần 1.600.000 thùng/ngày vào tháng 3/2023 so với một năm trước, khiến dầu diesel trở thành một trong những thành phần lớn nhất trong thương mại Ấn Độ - EU.