• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 3:43:39 SA - Mở cửa
Cơ quan giám sát chống rửa tiền toàn cầu xem xét đưa Nga vào ‘danh sách đen’
Nguồn tin: VietNam Finance | 16/10/2024 4:29:08 CH

Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF), tổ chức liên chính phủ dẫn đầu cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, sẽ quyết định có đưa Nga vào danh sách đen vào tuần tới hay không, theo một tài liệu mật mà Politico có được.

FATF là lực lượng quốc tế quan trọng nhất về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Cơ quan có trụ sở tại Paris (Pháp) này thường xuyên đánh giá các quốc gia theo cam kết của họ trong việc chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.

Từ năm 2000, FATF đã duy trì "danh sách đen" và "danh sách xám". Danh sách xám của FATF cảnh báo với các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà đầu tư toàn cầu rằng các quốc gia trong danh sách không hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tổng cộng có 21 quốc gia/vùng lãnh thổ nằm trong danh sách xám của FATF.

Bên cạnh đó, FATF cũng có một "danh sách đen" gồm các quốc gia được coi là khu vực pháp lý "có rủi ro cao".

Việc bị đưa vào danh sách đen hoặc xám của FATF có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng tài chính của một quốc gia và được coi là thảm họa kinh tế đối với hầu hết các quốc gia.

Danh sách đen sẽ buộc các tổ chức tài chính phải chuyển nguồn lực và dịch vụ ra khỏi các quốc gia được liệt kê trong danh sách này. Điều này đã tạo ra áp lực đối với các chủ thể kinh tế và chính trị trong nước ở các quốc gia được liệt kê, buộc họ áp đặt áp lực lên chính phủ của họ để thực hiện các quy định tuân thủ của FATF.

FATF đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga vào tháng 2/2023, một năm sau khi Nga đưa quân tới Ukraine, nhưng cho đến nay vẫn chưa cắt giảm thứ hạng của nước này. Trong thời gian gần đây, Ukraine đã thúc đẩy nỗ lực để thay đổi điều đó.

Về mặt công khai, FATF đã tuyên bố họ coi việc Nga đưa quân tới Ukraine là không thể chấp nhận được và đi ngược lại “các nguyên tắc cốt lõi” của mình, nhưng trên thực tế, việc hạ thứ hạng của Nga đòi hỏi sự đồng thuận từ các thành viên đa phương.

Cơ quan liên chính phủ này hiện đang tập hợp khoảng 40 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Arab Saudi, ba lần một năm để đánh giá những quốc gia nào nên được đưa vào hoặc ra khỏi danh sách xám và đen.

Theo tài liệu, Ukraine lần đầu tiên yêu cầu đưa Nga vào danh sách các khu vực có rủi ro cao vào tháng 4/2022 và đã liên tục, mặc dù không thành công, nộp bằng chứng mới để hạ cấp Moscow kể từ đó.

Để thành công trong vòng họp mới nhất, Ukraine sẽ phải thuyết phục một cơ quan nội bộ của FATF có nhiệm vụ xem xét các đề xuất và bằng chứng hỗ trợ, họp vào ngày 22/10, để đề xuất xem xét chính thức.

Nếu đề xuất mới nhất của Ukraine thành công, Nga sẽ cùng với Iran, Triều Tiên và Myanmar nằm trong danh sách các quốc gia có rủi ro cao nhất của FATF.

FATF là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) tổ chức tại Paris với nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn, phát triển và thúc đẩy các chính sách quốc gia và quốc tế nhằm chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Ngày 24/2, FATF thông báo đã đình chỉ tư cách thành viên của Nga do nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp của FATF diễn ra trong 5 ngày tại thủ đô Paris (Pháp).

FATF cũng cho biết Nga vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo các tiêu chuẩn của tổ chức, cũng như tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ về tài chính của nước này.

Theo POLITICO

Bích Hợp-Link gốc