• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:07:02 SA - Mở cửa
Chuyên gia dự báo ra sao về kinh tế Việt Nam năm 2025?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 01/11/2024 12:21:31 CH

Năm 2025 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế Việt Nam vì sẽ kết thúc giai đoạn kế hoạch 5 năm 2021-2025. Đây là thời điểm đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra, đồng thời tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Các chuyên gia nhận định, để kinh tế Việt Nam "cán đích", cần rất nhiều nỗ lực vượt bậc.

Tại diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2024 tổ chức sáng 1/11, các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định, 2024 là năm khó khăn với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh địa chính trị thế giới biến động khó lượng, thiên tai trong và ngoài nước. Với sự nỗ lực điều hành của Chính phủ với những chính sách phù hợp, sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 ước đạt từ 6,8 - 7%. Kết quả này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã lấy được đà tăng trưởng trước COVID-19.

Tuy nhiên, còn tồn tại một số thách thức, khó khăn như khu vực “kinh tế trong nước” vẫn chưa mạnh để hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn; cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại nhưng chậm so với mong muốn; các tỉnh/thành “đầu tàu kinh tế” tiếp tục chạy chậm lại… Do đó, để năm 2025 có kết quả tốt, cần những tiến bộ vượt bậc.

“Giai đoạn 2024 - 2025 là thời gian rất quan trọng, bước vào năm bản lề kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021- 2025. Có những mục tiêu đạt được hay không sẽ nằm ở ‘'điểm rơi’ trong 2 năm này. Và như vậy chắc chắn phải có rất nhiều cố gắng”, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện Trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Phân tích và Dự báo kinh tế, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại diễn đàn.

Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025, ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Phân tích và Dự báo kinh tế thuộc Viện CIEM, nhấn mạnh Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với toàn cầu, diễn biến của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế Việt Nam 2025: “Năm 2025 chúng tôi cho rằng địa chính trị trên thế giới có sự bất ổn, nhiều diễn biến khó lường tuy nhiên tăng trưởng kinh tế toàn cầu được đánh giá sẽ khởi sắc hơn nhờ phục hồi của tăng trưởng thương mại và kiểm soát lạm phát tốt hơn”.

Về xu hướng trong nước, chuyên gia cho rằng khu vực doanh nghiệp sẽ khởi sắc vì các đơn hàng trong năm 2024 rất tốt so với năm 2023. Tiếp đà này, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu số lượng doanh nghiệp bổ sung trong năm 2024 nhiều hơn sẽ giúp cho lực lượng doanh nghiệp trong nước mạnh và hùng hậu hơn.

“Ở giai đoạn trước, cứ 100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì có 50 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, như vậy còn 50 doanh nghiệp bổ sung cho năm tiếp theo. Năm 2024, cứ 100 doanh nghiệp vào thị trường thì có tới 89 doanh nghiệp rời khỏi, như vậy chỉ còn 11 doanh nghiệp tham gia vào năm tiếp theo”, ông Thọ phân tích.

Về thu hút các nguồn lực từ FDI, vị chuyên gia nhận định xu hướng dòng chảy FDI đổ về ASEAN, châu Á sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2025. Như vậy FDI sẽ tiếp tục là điểm sáng. Tuy nhiên hiện nay phạm vi tác động của FDI chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào 14 tỉnh thành như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… (chiếm 74% tổng FDI trên cả nước); tác động của FDI đối với tăng trưởng ở mức thấp, nguyên nhân là do hoạt động của FDI chủ yếu là nhập khẩu, sản xuất gia công ở Việt Nam để xuất khẩu.

Thị trường trong nước năm 2025 được nhận định không có nhiều biến động về sức mua trong nước vì thu nhập của người Việt Nam chưa có đột phá. Nguồn khách quốc tế đến Việt Nam xu hướng sẽ tăng mạnh nhưng mức tăng chưa đồng đều, cùng nhịp với mức đóng góp cho tăng trưởng GDP.

Về thị trường xuất khẩu, năm 2025 được dự báo tiếp tục tăng trưởng khá như năm nay. Tuy nhiên nếu diễn biến địa chính trị thế giới không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu cũng như nhập khẩu vì tăng chi phí vận tải đường biển, phòng vệ thương mại. “Trước đây trung bình 2,5 tỷ đô thì có 1 vụ phòng vệ thương mại nhưng nay chỉ 1,5 tỷ đã có 1 vụ rồi, như vậy mật độ rất lớn”, vị chuyên gia cho biết.

Ngoài ra, phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số, cải cách thể chế,... tiếp tục được nhận định sẽ là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025. Trong bối cảnh đó, các tổ chức quốc tế dự báo lạm phát Việt Nam năm 2025 sẽ được kiểm soát tốt, tăng trưởng GDP ngang bằng hoặc cao hơn từ 0,2 - 0,4% so với năm 2024.

Kiến nghị một số giải pháp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025, đại diện CIEM cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hai hướng với trọng tâm là cắt bỏ những điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết. Bên cạnh đó là định vị lại mục tiêu đến năm 2030 - 2040 để hoàn thiện thể chế một cách tốt nhất, hạn chế việc phải sửa đổi nhiều lần. Ngoài ra, cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.

“Dù chúng ta đã lấy lại được đà tăng trưởng nhưng để duy trì sẽ rất khó khăn. Không đủ nguồn lực để hỗ trợ cho tất cả đối tượng thì chúng ta chỉ nên tập trung cho đối tượng ưu tiên như doanh nghiệp mới hành lập, doanh nghiệp mới quay trở lại thị trường, doanh nghiệp sản xuất ra được hàng hoá thay thế nhập khẩu,…”, ông Thọ đề xuất.

Đỗ Kiều-Link gốc