• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,50 +9,80/+0,79%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:45:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,50   +9,80/+0,79%  |   HNX-INDEX   223,20   +0,95/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,98   +0,16/+0,18%  |   VN30   1.302,30   +10,36/+0,80%  |   HNX30   475,35   +3,61/+0,77%
26 Tháng Mười Một 2024 12:47:57 CH - Mở cửa
Chứng khoán Hàn Quốc: Dòng vốn ngoại chuyển dịch sang ngành viễn thông
Nguồn tin: Vietnam+ | 26/11/2024 9:50:19 SA

 Các nhà đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu của KT sau khi bán hết cổ phiếu Samsung Electronics.

​​​​​​​

Hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ ngành điện tử sang viễn thông. Các nhà đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu của KT sau khi bán hết cổ phiếu Samsung Electronics.
Sự thay đổi đáng kể này phần lớn là do sự kết hợp giữa sức hấp dẫn của cổ phiếu viễn thông với mức cổ tức cao và tiềm năng được đưa vào Chỉ số giá trị tăng của Hàn Quốc.
Theo nhà cung cấp thông tin tài chính Yonhap Infomax, ngày 24/11, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của sàn giao dịch chứng khoán chính của nước này, KOSPI, là 42,94% tính đến ngày 21/11, đứng đầu trong số 21 lĩnh vực. Ngành điện tử đứng thứ hai với 42,47%, tiếp theo là tài chính với 37,1%, bảo hiểm với 36,3%, vận tải và thiết bị với 34,35% và sản xuất với 33,97%. Ngành giấy và gỗ có tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất, chỉ ở mức 2,44%.
Sự gia tăng của ngành viễn thông đặc biệt đáng chú ý trong tháng này khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài đạt 42,92% vào ngày 1/11, vượt qua mức 42,77% của ngành điện tử lần đầu tiên sau một năm 5 tháng. Kể từ đó, khoảng cách sở hữu nước ngoài giữa hai khu vực này ngày càng nới rộng, đạt 0,58 điểm phần trăm ngày 20/11 và 0,47 điểm phần trăm vào ngày 21/11.
Trong số các nhà khai thác viễn thông, KT có mức sở hữu nước ngoài cao nhất ở mức 48,96% tính đến ngày 21/11, tiếp theo là SK Telecom với 42,39% và LG Uplus với 35,36%. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của KT đã tăng đều đặn từ 42% vào đầu năm, tiến gần đến mức trần 49% theo Đạo luật Kinh doanh Viễn thông. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ sở hữu nước ngoài của KT vượt quá 48,9% kể từ ngày 8/10/2019, khi đạt 48,91%.
Ngược lại, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực điện tử đã giảm kể từ khi đạt 48% vào ngày 18/7 và tiếp tục xu hướng giảm cho đến ngày 21/11. Sự suy giảm này phần lớn là do làn sóng bán tháo liên tục của các nhà đầu tư nước ngoài tại Samsung Electronics, cổ phiếu dẫn đầu trong ngành. Trong thời gian đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Samsung Electronics đã giảm từ 56% xuống còn 51%.
Ngành viễn thông cũng chứng kiến giá cổ phiếu tăng. Từ đầu năm đến ngày 22/11, giá cổ phiếu của KT đã tăng 29,36%, trong khi giá cổ phiếu của SK Telecom và LG Uplus lần lượt tăng 14,17% và 8,4%.
Theo thông lệ, vào thời điểm cuối năm, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhắm đến các cổ phiếu trả cổ tức cao như cổ phiếu viễn thông và tài chính để mong đợi được chi trả cổ tức.
Năm nay, kỳ vọng rằng cổ phiếu viễn thông có khả năng được đưa vào Chỉ số giá trị tăng của Hàn Quốc vào tháng tới đã thúc đẩy thêm đà mua vào trong ngành.
Nhà phân tích Ahn Jae Min của NH Investment & Securities cho biết: "Các công ty viễn thông dự kiến sẽ chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận lành mạnh trong hai đến ba năm tới. Với mức tăng trưởng lợi nhuận và sự gia tăng lợi nhuận của cổ đông, một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư đã được tạo ra".

Trần Quang-Link gốc