• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 7:11:59 CH - Mở cửa
Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump
Nguồn tin: Vietnam+ | 08/11/2024 10:26:26 SA

Dưới thời Chính quyền Trump 2.0, nhiều công ty tài chính Mỹ được cho là sẽ tìm cách “bỏ chạy” hoặc tách rời với các cơ sở kinh doanh hoặc tạm dừng kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro vì lo ngại về căng thẳng địa chính trị giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Giao dịch viên làm việc tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 31/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Trung Quốc là thị trường “béo bở” cho các ngân hàng đầu tư Phố Wall và các công ty quản lý tài sản lớn của Mỹ mở rộng trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19. Đây cũng là giai đoạn mà Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế tới 2 con số.

Tuy nhiên, với việc ông Trump quay trở lại nắm quyền, các công ty trên sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Khi đó, các chi nhánh, văn phòng kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp sẽ phải vật lộn trong tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và những thay đổi về quy định liên quan sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai. Bên cạnh đó, trong các cuộc vận động tranh cử trước đây, ông Trump cũng đề xuất áp thuế nhập khẩu lên tới 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dự báo sẽ gây khó khăn hơn cho nền kinh tế này.

Các nhà phân tích lo ngại về các biện pháp mà ông Trump có thể thực hiện để từng bước hạn chế, ngăn chặn dòng vốn của Mỹ chảy vào Trung Quốc và khiến các công ty tài chính Mỹ khó khăn hơn khi hợp tác với đối tác Trung Quốc.

Giám đốc nghiên cứu Joe Jelinek của công ty tư vấn Kapronasia có trụ sở tại Singapore cho biết ông Trump có thể sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, làm tăng rủi ro về mặt pháp lý đối với các công ty tài chính Mỹ đang hoạt động tại đây.

Theo ông Jelinek, với việc tăng cao hoặc thiết lập mới các mức thuế quan và kiểm soát vốn có thể sẽ khiến nhiều công ty Phố Wall không còn muốn mở rộng sang thị trường Trung Quốc do lo ngại đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn và các những quy định khác. Ông Jelinek cho biết: "Nhiều khả năng các công ty Mỹ sẽ xem xét lại các chiến lược của mình tại Trung Quốc để giảm thiểu những rủi ro này" và điều đó có thể dẫn đến việc rút lui hoặc trì hoãn đầu tư.

Theo một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty tài chính lớn của Mỹ đã được cấp phép tại Trung Quốc, công ty của ông đã phải đắn đo và trải qua một vài vòng thảo luận về “vấn đề quản lý rủi ro" trong nhiều tháng trước thời điểm bầu cử Mỹ. Vị giám đốc này cho biết sau khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, công ty hiện tập trung vào việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc thành một đơn vị hoạt động độc lập "tự duy trì". "Sẽ là một chặng đường rất gập ghềnh đối với các công ty tài chính Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc", vị giám đốc điều hành trên đã cho biết.

Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Một số công ty Phố Wall đã thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc do nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại và đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý nước này trong hoạt động giao dịch và huy động vốn vài năm qua. Điều này cũng đã làm giảm tiềm năng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Dealogic, trong năm 2024, doanh thu của 5 ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tại Trung Quốc gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan, Bank of America và Citigroup đạt mức 454 triệu USD. Mức doanh thu này tăng so với năm 2023 (276 triệu USD), nhưng giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm 1,6 tỷ USD vào năm 2020. Ngay cả vấn đề căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng đã khiến một số công ty phải xem xét lại chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc.

Một số nguồn tin cho biết công ty quản lý tài sản của Mỹ Van Eck đã hủy bỏ kế hoạch thành lập chi nhánh tại Trung Quốc vào năm 2023 do căng thẳng Trung-Mỹ. Cùng năm này, tập đoàn Vanguard cũng đã rút khỏi liên doanh tại Trung Quốc.

Theo truyền thông, hơn 10 công ty luật của Mỹ đã đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các văn phòng tại Trung Quốc kể từ năm ngoái. Công ty luật Mayer Brown cho biết họ sẽ tách riêng các hoạt động tại Hồng Công trong năm nay, trong khi công ty Dentons cũng đã tách khỏi Trung Quốc đại lục vào năm ngoái.

Ông Christopher Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, cho biết các công ty tài chính Mỹ sẽ đang tập trung dõi theo chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Trump và cách Bắc Kinh phản ứng với động thái này. Ông Beddor nói: "Tôi nghĩ chúng ta đang phải đối mặt với sự bất ổn nhất trong quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều năm”.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành cấp cao của một công ty tài chính Mỹ khác tại Trung Quốc lại cho biết một số doanh nghiệp Phố Wall có thể sẽ tận dụng được cơ hội khi Bắc Kinh có thể “trao tặng” quyền tiếp cận thị trường tài chính mức cao hơn.

Bình Thanh/Báo Tin tức (Theo Reuters)

Link gốc