• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.303,16 -1,40/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.303,16   -1,40/-0,11%  |   HNX-INDEX   238,31   -0,18/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   99,97   -0,24/-0,24%  |   VN30   1.360,56   -3,96/-0,29%  |   HNX30   502,33   +0,00/+0,00%
26 Tháng Hai 2025 1:37:33 SA - Mở cửa
Kỷ nguyên lãi suất âm khép lại với nhiều "tàn dư"
Nguồn tin: Vietnam+ | 21/03/2024 10:39:40 SA

 Chính sách lãi suất âm có nghĩa là các ngân hàng thương mại phải trả tiền cho ngân hàng trung ương khi gửi tiền vào đó, thay vì được trả lãi cho khoản tiền gửi này.

​​​​​​​

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ở Tokyo. Ảnh: Kyodo/TTXVN

18 tháng sau khi châu Âu chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài 10 năm, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng đã có quyết định tương tự với việc nâng lãi suất lần đầu tiên trong 17 năm qua. Động thái này đã đánh dấu sự khép lại của một kỷ nguyên mà hầu như không ai mong đợi sẽ quay trở lại.
Được áp dụng sau cuộc khủng hoảng nợ và suy thoái toàn cầu cuối những năm 2000, chính sách lãi suất âm có nghĩa là các ngân hàng thương mại phải trả tiền cho ngân hàng trung ương khi gửi tiền vào đó, thay vì được trả lãi cho khoản tiền gửi này. Mục đích của chính sách này là để khuyến khích hoạt động cho vay nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu khủng hoảng và tránh nguy cơ giảm phát. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách ngày nay kết luận rằng chính sách này không có hiệu quả như dự kiến.

Ông Agustin Carstens, quản lý cấp cao của ngân hàng Bank for International Settlements, cho biết lạm phát sẽ phụ thuộc phần nào vào các yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng trung ương, như căng thẳng thương mại gia tăng, dân số già hóa, và biến đổi khí hậu.
Đầu những năm 2010, ba ngân hàng trung ương lớn của thế giới là BoJ, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) để đã hạ lãi suất xuống mức cực thấp. Nhưng Fed chỉ dừng lại ở đó, một phần vì các quan chức ngân hàng này nghi ngại về tính pháp lý của chính sách lãi suất âm. Còn hai ngân hàng còn lại, với lo ngại rằng giảm phát có thể đẩy nền kinh tế vào suy thoái, đã quyết định đẩy lãi suất vào vùng âm.
Ngân hàng trung ương các nước Thụy Sỹ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng có các động thái tương tự và nhận sự chỉ trích từ các lãnh đạo ngân hàng thương mại rằng họ đang làm xói mòn mô hình kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng.
Dù nghiên cứu của ECB chỉ ra rằng lãi suất âm đã khiến tăng trưởng tín dụng tăng thêm 0,7 điểm phần trăm mỗi năm, nhưng từng đó là chưa đủ để đưa lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) lên mức mục tiêu 2% của ECB.
Những người phản đối chính sách lãi suất âm lập luận rằng việc thiếu tiếp cận tín dụng chưa bao giờ là nguyên nhân chính khiến châu Âu phục hồi chậm chạp, và những vấn đề sâu hơn, như thiếu khả năng cạnh tranh và đầu tư công, lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của chính sách tiền tệ.
Tương tự, Fed, vốn giữ lãi suất ở gần mức 0%, nhận thấy các nỗ lực giải quyết tình trạng lạm phát thấp kéo dài cả chục năm chỉ đem lại hiệu quả chậm chạp và không mong đợi.

Cuối cùng, thế giới đã thoát khỏi kỷ nguyên lạm phát thấp do tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19, cộng hưởng cùng các chương trình kích thích tài khóa khổng lồ của các nước lớn và các cú sốc về năng lượng liên quan đến căng thẳng Nga-Ukraine.


Đồng yen của Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

BoJ vẫn chậm chân so với các ngân hàng trung ương khác vốn đã nâng lãi suất với tốc độ chưa từng có để kiềm chế áp lực lạm phát mới này. Và phải cho đến bây giờ, BoJ mới bắt đầu nghĩ rằng có thể dần nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của BoJ sẽ phải xử lý những tàn dư của chính sách lãi suất âm. Đó là một hệ thống tài chính ngập trong hàng nghìn tỷ USD “tiền rẻ” và lượng vốn dư thừa mà các ngân hàng thương mại giờ đây có thể gửi ở ngân hàng trung ương đơn giản chỉ để thu lãi một cách dễ dàng. Đó còn là tác động đối với chính sách tài khóa trên toàn thế giới, khi chính sách lãi suất thấp đã khuyến khích chính phủ nhiều nước tích lũy một khối nợ cao kỷ lục – khối nợ mà ban đầu rất rẻ với mức lãi suất thấp, nhưng sau đó đã trở nên đắt đỏ khi lãi suất tăng lên.

Khánh Ly