• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.303,30 -1,26/-0,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.303,30   -1,26/-0,10%  |   HNX-INDEX   238,36   -0,13/-0,05%  |   UPCOM-INDEX   99,66   -0,55/-0,55%  |   VN30   1.361,58   -2,94/-0,22%  |   HNX30   502,93   +0,60/+0,12%
25 Tháng Hai 2025 2:28:47 CH - Mở cửa
Nhật Bản: Tiền lương thực tế giảm hai năm liên tiếp
Nguồn tin: Vietnam+ | 24/05/2024 9:01:28 SA

 Chính phủ Nhật Bản cho biết, tiền lương thực tế trung bình hàng tháng của người dân nước này đã giảm 2,2% trong năm tài chính tính đến tháng 3/2024, ghi dấu năm giảm thứ hai liên tiếp.

Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Trong năm tài chính 2022, tiền lương thực tế tại Nhật Bản giảm 1,8%.

Tăng lương thực tế không theo kịp tốc độ tăng giá, trong bối cảnh chi phí nguyên liệu thô cao và đồng yen yếu đã nâng giá hàng nhập khẩu, khiến hàng hóa ngày càng đắt đỏ hơn và làm giảm sức mua của các hộ gia đình.
Số liệu trên được công bố khi nhiều công ty lớn của Nhật Bản trong các cuộc đàm phán đã đồng ý sẽ nâng lương hơn 5% - mức tăng lớn nhất trong hơn 30 năm qua.
Mức lương danh nghĩa trung bình hàng tháng, bao gồm cả tiền thưởng, đã tăng 1,3% lên 332.533 yen (2.120 USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 - năm tăng thứ ba liên tiếp.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3,5% trong năm tài chính vừa qua, vượt xa mức tăng của tiền lương danh nghĩa.
Chỉ tính riêng trong tháng 3/2024, tiền lương điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu 24 tháng giảm liên tiếp, phá vỡ kỷ lục về chuỗi giảm dài nhất vốn được thiết lập vào khoảng thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do sự sụp đổ của tập đoàn đầu tư Lehman Brothers (Mỹ).

Link gốc