• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:38:46 SA - Mở cửa
Tăng room tín dụng cho các ngân hàng 'xanh'
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 29/06/2024 8:46:54 SA

Chưa bao giờ cụm từ "tín dụng xanh" lại được các ngân hàng nhắc nhiều như hiện nay. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn gặp một số khó khăn. Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị cần có chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng xanh, như: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng room tín dụng...

Các ngân hàng đều thể hiện việc tăng cường thúc đẩy tín dụng xanh, xây dựng các gói tín dụng xanh, chương trình tín dụng xanh phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh, chuyển đổi xanh... Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ cấp tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng tăng trưởng bình quân hơn 22%/năm.

Nhiều tổ chức nước ngoài cũng sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam nếu Việt Nam đi theo tín dụng xanh, đơn cử như Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu từ Thụy Sĩ…

Tuy nhiên, NHNN cho biết, việc thúc đẩy tín dụng xanh vẫn còn gặp một số khó khăn. Điển hình là chưa có danh mục phân loại xanh - căn cứ để NHNN đánh giá được hiệu quả của các chính sách, giải pháp trong chính sách tín dụng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng xác định định mức, quy mô đầu tư, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp.

Các chuyên gia cho rằng cần có những ưu đãi cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh.

Trong khi đó, theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, dù lĩnh vực tài chính xanh đã được triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm, nhưng quy mô còn nhỏ, chỉ chiếm 4,4% tổng dư nợ, chưa kể trái phiếu xanh còn rất ít... Đặc biệt, việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách (gồm cả thuế, phí, vốn ưu đãi...) liên quan đến việc triển khai tài chính xanh, tài chính bền vững.

Dưới góc độ ngân hàng, bà Văn Thành Khánh Linh, đại diện BVBank, cho rằng NHNN cần có ưu đãi cho các ngân hàng trong việc xanh hóa: "Chúng tôi vẫn bị quản lý bởi room tín dụng. Nên chăng, NHNN thấy danh mục xanh hóa của BVBank, HDBank hay ngân hàng nào đó đủ ở tỷ lệ nào đó, sẽ cho thêm room tín dụng. Đó là phần thưởng, chính sách động viên để doanh nghiệp có thể tiếp cận".

Về tín dụng xanh, trong bản kiến nghị quý II/2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các chuyên gia cũng cho rằng cần có những ưu đãi cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng xanh.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, trưởng nhóm nghiên cứu kiến nghị, Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tín dụng xanh. Cần có những quy định rõ ràng, chính xác về các vấn đề liên quan đến tín dụng xanh.

Bên cạnh đó, xây dựng hướng dẫn về danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án như thế nào là xanh, và cần có đánh giá phù hợp với từng phân ngành kinh tế của Việt Nam. "Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh cho các dự án", bà Hoa nói.

Đồng thời, xây dựng lộ trình cụ thể cho việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ các lĩnh vực, ngành xanh về thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, quy hoạch, chiến lược phát triển... của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh. Cơ chế hỗ trợ có thể thực hiện là cho phép bảo lãnh các khoản tín dụng xanh hoặc thành lập định chế tài chính đặc biệt trong cấp tín dụng xanh vào các dự án trọng điểm. Chính phủ cũng có thể nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển bền vững cho các dự án xanh trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước và rà soát lại hệ thống các chính sách hiện hành để đảm bảo tập trung, tránh phân bổ nguồn lực dàn trải.

Theo bà Phương Hoa, hiện nay, nguồn vốn cho các hoạt động xanh của ngân hàng còn khá hạn chế. Do đó, nên cân nhắc cho phép không tính nguồn vốn để cho vay các dự án xanh vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với phần nguồn vốn ngân hàng huy động để tài trợ cho các dự án tín dụng xanh. Tăng giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đạt tiêu chuẩn ngân hàng xanh để hướng đến tài trợ cho các phương án/dự án xanh nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững mà Chính phủ và NHNN đã đặt ra.

Để đảm bảo an toàn tài chính của các hoạt động tín dụng xanh, nhóm chuyên gia kiến nghị, cần xây dựng và hoàn thiện các quy định về hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời, hoàn thiện các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất giữa các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt, cần có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức tín dụng thực hiện cung cấp tín dụng xanh. Như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng “room” tín dụng, tăng cơ hội, và khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Ngoài ra, các chính sách cần xem xét không tính nguồn vốn cung ứng cho các dự án đầu tư xanh vào tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thực hiện tái cấp vốn, tái chiết khấu với các ưu đãi về thời hạn, lãi suất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các ngân hàng có hoạt động tín dụng xanh.

Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này cũng cần được NHNN cân nhắc thận trọng, linh hoạt theo hướng vừa đảm bảo được nguồn vốn cho tín dụng xanh vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp như: yêu cầu các tổ chức tín dụng hoàn thiện các tiêu chuẩn theo Basel III, đặc biệt là các tiêu chí về quản trị rủi ro với các dự án được tài trợ bởi tín dụng xanh. Bởi nhìn chung, các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án xanh thời gian thường dài, doanh nghiệp phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn các dự án thông thường khác do tính chuyên biệt và độ phức tạp.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc ban hành quy định hướng dẫn các tổ chức tín dụng về quản lý rủi ro về môi trường liên quan tới công tác cấp tín dụng xanh; Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng...

Thanh Hoa-Link gốc