• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.306,52 +13,09/+1,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:14:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.306,52   +13,09/+1,01%  |   HNX-INDEX   218,31   +0,38/+0,17%  |   UPCOM-INDEX   95,03   +0,48/+0,51%  |   VN30   1.396,67   +13,89/+1,00%  |   HNX30   435,95   +1,59/+0,37%
14 Tháng Năm 2025 10:19:11 SA - Mở cửa
Trung Quốc nắm cổ phần tại hơn 30 cảng biển châu Âu: EU gióng hồi chuông cảnh báo
Nguồn tin: VietNam Finance | 11/05/2025 8:42:07 CH

 Việc các tập đoàn Trung Quốc sở hữu cổ phần tại hơn 30 cảng biển trên khắp Liên minh châu Âu (EU) đang khiến giới chức Brussels ngày càng lo ngại. Từ một mối quan hệ đầu tư được xem là đôi bên cùng có lợi, sự hiện diện sâu rộng của Bắc Kinh tại các cửa ngõ vận tải nay đang bị nhìn nhận như một rủi ro an ninh nghiêm trọng.

Ngày 8/5, Ủy viên Giao thông vận tải EU, ông Apostolos Tzitzikostas cảnh báo các lãnh đạo ngành rằng các cảng châu Âu cần “xem xét lại vấn đề an ninh và đánh giá kỹ hơn sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài”.

Sách trắng quốc phòng gần đây của Ủy ban châu Âu cũng đề xuất việc kiểm soát chặt chẽ hơn quyền sở hữu nước ngoài đối với “các cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng.”


Các tập đoàn Trung Quốc hiện đang nắm cổ phần tại hơn 30 bến cảng trên khắp EU. (Ảnh: EPA)

Mặc dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng những động thái trên cho thấy EU đang ngày càng quan ngại về sự hiện diện của nước này tại các cửa ngõ vận tải quan trọng.

Theo nhà nghiên cứu Simon Van Hoeymissen, ngôn từ được các quan chức EU sử dụng nhiều khả năng ám chỉ đến sự lan rộng của Bắc Kinh tại các cảng then chốt của châu Âu - từ Antwerp-Bruges và Rotterdam cho đến Piraeus ở Hy Lạp.

Trước đây, các khoản đầu tư của công ty Trung Quốc vào các cảng biển được coi là có ích, tuy nhiên giờ đây chúng đang được nhìn nhận như mối rủi ro an ninh.

Theo đó, các tập đoàn Trung Quốc như COSCO, China Merchants và Hutchison hiện đang nắm cổ phần tại hơn 30 bến cảng trên khắp EU.

Nghị sĩ Bồ Đào Nha Ana Miguel Pedro nhận định việc tăng cường hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc tại các cảng không chỉ là vấn đề kinh tế, mà là một rủi ro chiến lược về an ninh.

Bên cạnh đó, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga càng khiến mối lo ngại về an ninh tại các cảng EU gia tăng.

Một ví dụ điển hình là cảng container Gdynia tại Ba Lan, nơi tập đoàn Hutchison của Trung Quốc đã đầu tư hơn 20 năm qua. Cảng này nằm ngay cạnh căn cứ hải quân, nhà máy đóng tàu và tổng hành dinh của lực lượng đặc nhiệm hải quân tinh nhuệ Ba Lan. Điều này có nghĩa là đơn vị vận hành cảng có thể tiếp cận trực tiếp với hoạt động hậu cần quốc phòng của châu Âu và NATO.

Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của cảng, chính phủ Ba Lan đã đưa Gdynia vào danh sách cơ sở hạ tầng trọng yếu, buộc nhà khai thác phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền về vấn đề an ninh.

Theo Politico

Lê Ngọc-Link gốc