• Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 đạt ít nhất 7,5%-8% YoY trong kịch bản cơ sở, và
trên 8% trong trường hợp tốt nhất, với bốn động lực tăng trưởng chính sau: 1) Tiêu dùng phục hồi
mạnh mẽ, 2) Tăng trưởng FDI giải ngân ổn định, 3) Giải ngân đầu tư công tăng tốc, và 4) Tăng trưởng
sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tích cực.
• Những yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới:
1) Tiêu dùng nhìn chung vẫn là động lực chính cho tăng trưởng GDP quý 4 năm nay, một phần nhờ so
sánh với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại so
với quý 3 trong bối cảnh lạm phát tăng cao và nguy cơ suy thoái toàn cầu, cũng như bị ảnh hưởng
bởi những xáo trộn gần đây trên thị trường tài chính và bất động sản.
2) Tốc độ giải ngân FDI có thể chậm lại trong thời gian tới do kỳ vọng tỷ giá USD/VND tăng lên. Quan
sát thấy, giải ngân FDI tháng 10 tăng chậm lại đạt 2 tỷ USD, tương đương mức tăng 8% YoY.
3) Xuất khẩu gần đây đã thể hiện vài dấu hiệu tiêu cực. Xuất khẩu đang chậm lại do tình hình tiêu thụ
khó khăn trên toàn cầu. Theo quan điểm của chúng tôi, rủi ro lớn nhất hiện nay là nguy cơ tăng
trưởng đình trệ trong bối cảnh lạm phát cao ở các nước châu Âu.
• Về mặt ổn định vĩ mô, áp lực giảm giá của Việt Nam Đồng đã được giảm bớt, đặc biệt là sau hai lần tăng
lãi suất gần đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 23/9 và 25/10 (mỗi lần 100 điểm
cơ bản). Chúng tôi kỳ vọng việc tăng lãi suất sẽ giúp: 1) ổn định tỷ giá hối đoái; 2) tốc độ tăng tiền gửi
ngân hàng sẽ tăng nhanh hơn so tốc độ tăng trưởng tín dụng; và 3) lạm phát được kiểm soát ở mức
4,5%; cả 3 điều này đóng góp đáng kể cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế bền
vững hơn trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu gia tăng.
|