• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
26 Tháng Mười 2024 5:26:35 SA - Mở cửa
TIG: Bao giờ thấy đáy?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/10/2018 8:18:14 SA
Đã từng có thị giá lên tới gần 18.000 đồng/cp, nhưng ngay sau đó, cổ phiếu TIG đã cắm đầu lao dốc xuống dưới 2.000 đồng/cp trước khi hồi phục nhẹ về vùng giá như hiện tại và vẫn “dò hoài vẫn chưa thấy đáy”.
 
Theo BCTC hợp nhất bán niên, Đầu tư Thăng Long ghi nhận sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận so với nửa đầu năm ngoái. Doanh thu thuần 6 tháng đạt 131,4 tỷ đồng, tăng 45,7% so với cùng kỳ; doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 13,3 tỷ đồng, tăng 62% so với nửa đầu năm 2017.
 
Kinh doanh có thật sự ổn?
 
Các chi phí phát sinh trong kỳ như chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thay đổi không đáng kể. Kết quả, sau 6 tháng, Đầu tư Thăng Long thu về 26,3 tỷ đồng lãi sau thuế, ghi nhận mức tăng 64,8% so với nửa đầu năm 2017.
 
Được biết, năm 2018, Đầu tư Thăng Long đặt chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất 500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 124 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2018 mới chỉ thực hiện được 26,3% kế hoạch doanh thu và gần 27% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
 
Với những kết quả đã đạt được, việc hoàn thành mục tiêu trong năm 2018 là một thách thức không nhỏ đối với Đầu tư Thăng Long. Tuy nhiên, câu chuyện này lại không hề mới với doanh nghiệp này.
 
Trong suốt giai đoạn từ 2010 – 2017, chỉ có duy nhất năm 2014, công ty hoàn thành kế hoạch năm nhờ một khoản “bất lợi thương mại”, còn lại Đầu tư Thăng Long đều lỡ hẹn với cổ đông.
 
Giới đầu tư nghi hoặc, việc liên tục lỡ hẹn trong một thời gian dài và có thể tương lai vẫn sẽ tiếp diễn đến từ năng lực của những người lãnh đạo, hay tính ổn định mà doanh nghiệp đưa ra đã được “thổi phồng”?
 
Nhìn lại những dự án bất động sản hoành tráng của Đầu tư Thăng Long có thể thấy diễn biến chung của các dự án này là sự trì trệ trong suốt nhiều năm qua.
 
Điển hình nhất là dự án TIG Tower (Hanoi ICT Plaza), một tổ hợp khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng và trung tâm thương mại cao cấp có quy mô đầu tư khoảng 600 – 800 tỷ đồng, diện tích 3.871 m2 tại số 1-2 phố Mạc Thái Tông, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.
 
Thời gian thực hiện dự án dự kiến giai đoạn cuối năm 2017 – 2020. TIG sẽ đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và đồng thời là đơn vị quản lý, cung cấp dịch vụ cho tòa nhà sau khi đưa vào sử dụng.
 
Tuy nhiên, tính tới thời điểm 31/12/2016, dự án này mới chỉ giải ngân vỏn vẹn… 7,8 tỷ đồng, mặc dù TIG vẫn miệt mài góp thêm vốn trong những năm trước đó, tổng cộng 100.5 tỷ đồng vốn góp đã “chảy” vào CTCP Toà nhà CNTT – Truyền thông Hà Nội (chủ đầu tư dự án TIG Tower).
 
Trái ngược với kết quả kinh doanh theo lời giới thiệu là ổn định, trên thị trường chứng khoán, sau khi tăng lên gần 32% chạm ngưỡng 5.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4/2018, cổ phiếu TIG đã nhanh chóng lao dốc xuống giao dịch quanh vùng giá 3.000 đồng/cp – đây là mức giá đáy trong 5 năm trở lại đây.
 
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/10, cổ phiếu TIG ghi nhận mức giá 3.100 đồng/cp, đã có sự hồi phục so với mức 2.900 đồng/cp của phiên 11/10.
 
Đâu là giá đáy của cổ phiếu?
 
Trên thực tế, TIG đã có thời gian dài giao dịch loanh quanh vùng giá 3.000 – 4.000 đồng/ cp. Đối mặt với diễn biến không mấy khả quan của TIG, dường như cổ đông lớn Quỹ ngoại Pyn Elite Fund đã mất hết kiên nhẫn nên đã miệt mài thoái vốn trong tháng 9 vừa qua.
 
Theo đó, Pyn Elite Fund đã thoái gần 8 triệu cổ phiếu TIG, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần chỉ còn 4,88%, tương ứng gần 3,77 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn.
 
Hiện nay, ngoài kinh doanh bất động sản, Đầu tư Thăng Long còn lấn sân sang lĩnh vực phát triển và phân phối hàng gia dụng với tham vọng đến năm 2020 sẽ nằm trong nhóm doanh nghiệp top đầu.
 
Tuy nhiên, cuộc tháo chạy của cổ đông ngoại cho thấy tham vọng này của Đầu tư Thăng Long có phần không chắc chắn.
 
Hơn nữa, trong những năm qua, doanh thu tài chính là yếu tố chính tạo nên lợi nhuận của công ty chứ không phải hoạt động kinh doanh cốt lõi là kinh doanh bất động sản.
 
Điều này khiến giới đầu tư đặt ra câu hỏi đâu mới là ngành nghề kinh doanh chính của Đầu tư Thăng Long?
 
Trong giai đoạn trước đó, Đầu tư Thăng Long liên tiếp bán cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ, nhưng “mẫu số chung” của tất cả các đợt chào bán đều là “ế”.
 
Điều lạ là dù không thu hút được nhà đầu tư khi đấu giá cổ phần, nhưng Đầu tư Thăng Long lại luôn tìm được cổ đông “có nhiều đóng góp cho công ty” sau mỗi đợt chào bán ế ẩm.
 
Do đó, các cổ đông không mấy mặn mà với cổ phiếu TIG, bởi vậy, cổ phiếu không thể có sự bứt phá trong ngắn hạn. Thậm chí, đâu mới là đáy của TIG là câu hỏi khó có câu trả lời.
 
Linh Đan

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan