Khoảng thời gian từ 27/12/2018 đến 15/1/2019 cổ phiếu
TTR
của Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư (UPCoM) tăng sốc hơn 400%. Trong 12 phiên giao dịch, cổ phiếu
TTR
đã tăng trần liên tục, từ 7.800 đồng/CP lên 40.500 đồng/CP, tương ứng 419% chỉ chưa đầy 3 tuần.
Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này rất thấp, mỗi phiên chỉ khớp lệnh vỏn vẹn vài trăm cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu TRR 1 năm qua
Trước đó, khoảng tháng 6/2018,
TTR
rơi vào chuỗi giảm ‘thê thảm’ từ mức 40.900 đồng/CP xuống 7.800 đồng/CP trong vòng 4 tháng. Dù vậy, cổ phiếu này chỉ cần 3 tuần để lên vùng đỉnh cũ.
Công ty cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư là doanh nghiệp cổ phần hoá từ Công ty vận chuyển khách du lịch theo quyết định số 689/QĐ-TCDL ngày 4/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch. Thời điểm đó, cổ đông Nhà nước (SCIC) nắm giữ 53,78% vốn. Các sản phẩm, dịch vụ chính của Công ty gồm: cung cấp các tour du lịch trong và ngoài nước; cho thuê xe chuyên phục vụ cho thuê du lịch, hội nghị, hội thảo, đi lại, làm việc; cung cấp các sản phẩm thương mại xuất nhập khẩu... Kết quả kinh doanh năm 2008 của công ty bị ảnh hưởng lớn do các yếu tố như lạm phát, giá cả đầu vào leo thang trong nửa đầu năm 2008 nhưng cũng đã đạt mức tăng trưởng hơn 35% so với năm 2007.
Ngày 4/12/2009, cổ phiếu
TTR
chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM, với khối lượng ĐKGD đạt 1.993.393 cổ phiếu. Kể từ đó đến nay công ty không thực hiện tăng vốn.
Cơ cấu cổ đông của
TTR
rất cô đặc với 100% là cổ đông cá nhân (theo báo cáo thường niên 2017). Hiện tại, nhiều lãnh đạo và cựu lãnh đạo của công ty nắm giữ tỷ lệ lớn. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Thành viên BKS của
TTR
đang là cổ đông lớn nhất của công ty này với tỷ lệ nắm giữ 23,91%. Tiếp đến, bà Phạm Phương Nhi – Thành viên HĐQT là cổ đông lớn thứ hai của công ty này với 23,65%.
Kết quả kinh doanh của
TTR
rất bấp bênh. Năm 2014,
TTR
ghi nhận lãi chỉ 647 triệu đồng. Sang đến năm 2015, công ty lỗ nặng hơn 2,9 tỷ đồng. Năm 2016, công ty lại báo lãi nhẹ chỉ 115 triệu đồng và đến 2017,
TTR
quay trở lại với mức lỗ 1,7 tỷ đồng.
Theo BCTC kiểm toán năm 2017, tổng tài sản của
TTR
chỉ 18,7 tỷ đồng.
Khoảng cuối năm 2018,
TTR
đã họp ĐHĐCĐ bất thường để thông qua việc đổi tên công ty, phê duyệt phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.